Sunday 16 August 2020

THỰC CHẤT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ TẠP LỤC CỦA TRUNG CỘNG

 Cong Hinh Pham's photo.

THỰC CHẤT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ TẠP LỤC CỦA TRUNG CỘNG

Từ năm 1949, Trung cộng đã bắt chước Liên Sô theo đuổi một chiến lược phát triển công nghiệp nặng xã hội chủ nghĩa (hay chiến lược Cú hích Lớn theo cách gọi của kinh tế học). Ưu tiên công nghiệp - điện khí hóa đồng thời triệt để tiết giảm tiêu dùng theo chính sách "thắt lưng buộc bụng" để tập trung các nguồn lực cho công nghiệp hóa. Nhà nước đã giữ quyền kiểm soát một phần lớn nền kinh tế và chuyển các nguồn lực sang xây dựng các nhà máy. Việc kiểm soát chặt ngân sách và cung tiền tệ đã làm giảm lạm phát cuối năm 1950. Nhưng cái èo uột bịnh hoạn của kinh tế tập trung XHCN không thể khá hơn.
Năm 1952, tổng sản lượng công nghiệp của Trung cộng khiêm nhượng ước tính là 34.900 triệu Nhân dân tệ theo tỷ giá hối đoái thực tế, nhưng vẫn tự hào hão có nghĩa là bằng 3% tổng sản lượng công nghiệp thế giới lúc đó và gấp 1,5 lần của Nhật Bản và Ấn Độ theo giá trị tổng sản lượng toàn quốc, "không theo giá trị bình quân đầu người". trong khi dân vẫn không đủ cơm ăn phải ăn bo bo khao sắn củ chuối vv - áo mặc 1 met vải năm.!!!
Trong khoảng giữa thập niên 1950 tới năm 1957, những chính sách hõa huyền đầy tham vọng của Mao Trạch Đông về Đại nhảy vọt nhằm tập trung hóa sản xuất tại các vùng nông thôn, sự chấm dứt viện trợ tái thiết và phát triển từ phía Liên Sô, sự thô sơ của hệ thống quản lý sản xuất, sự tàn phá của thiên tai đã khiến nền kinh tế lâm vào nguy ngập, nạn đói. Hậu quả là kinh tế suy thoái, nông nghiệp bị tàn phá, công nghiệp ngưng phát triển, trên 20 -30 triệu người đã chết vì những nguyên nhân phi tự nhiên. Nền kinh tế Trung cộng tiếp tục suy thoái trong 10 năm Cách mạng văn hóa.

Sau khi nhóm người được gọi là "bè lũ bốn tên" bị lật đổ, Đặng Tiểu Bình được khôi phục tất cả các chức vụ (1978): Phó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng. những biến động chính trị trước đó rất tệ hai và nguy ngập nền kinh tế Trung cộng hầu như suy sụp hoàn toàn và - Mao chết quyền hành thực sự năm trong tay Đặng tiểu Bình lên năm quyền và họ Đặng vén bức màn tre mở cửa kinh tế cho Trung cộng
Lúc đó, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Chúng ta phải học cách quản lý kinh tế bằng các phương tiện kinh tế kể cả kinh tế tư bản thị trường” "Mèo nào cũng là mèo miễn là bắt đựơc chuột.
Theo đó, ở bước đi đầu tiên, chính sách công xã trong nông nghiệp và công nghiệp được hủy bỏ, thay vào đó là các trang trại tư nhân quy mô nhỏ... Ông khuyến khích người dân tự vươn lên sản xuất, làm giàu bởi theo ông, “nghèo không phải là xã hội chủ nghĩa”.
Họ Đăng gạt bớt hết sự thù ghét Tay phương và Mỹ để mở cửa thị trường Trung Cộng đón nhận tư bản tây phương đầu tư.

Cong Hinh Pham's photo.

Kể từ năm 1978 cầm quyền Trung cộng đã cải cách nền kinh tế dẹp bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Sô, sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Chế độ này được gọi bằng tên "Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Hoa", là một loại kinh tế hỗn hợp (tạp lục). Các cải cách quyết liệt từ những năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001. Để đạt được mục tiêu này, cầm quyền CS Tầu đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hối và đầu tư nước ngoài. Bắc kinh đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất. Trung cộng cũng đã tập trung vào lãnh vực ngoại thương như một đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Nhưng cũng chính giai đoạn, đã phát sinh ra một tầng lớp xã hội mới - là dầu mối của những mâu thuẫn chính trị và xã hôi - NHÓM LƠI ÍCH quan chức - thâu tóm các lợi ích kinh tế - thay vì đem nó tạo công ích xã hội như y tế, an sinh, hưu bổng, môi trường .v.v.v để nâng cao đời sống người dân.
Trong khi đó tính chính xác của các số liệu tăng trưởng do nhóm naỳ cung cấp và Trung cộng công bố vẫn là đề tài gây tranh cãi, các quan chức Trung cộng tuyên bố thành tựu của chính sách cải tổ là GDP đã tăng 10 lần kể từ năm 1978. Nhiều nhà kinh tế quốc tế tin rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung cộng trên thực tế đã bị báo cáo giảm so với số liệu thực trong giai đoạn từ thập niên 1990 đến thập niên 2000, không phản ánh đủ sự đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân vào sự tăng trưởng này. Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng phương pháp thống kê tăng trưởng kinh tế của Trung cộng là lạc hậu và làm cho con số tốc độ tăng trưởng cao hơn thực tế.
Tháng 12 năm 2005, Tổng cục Thống kê Trung cộng đã hiệu chỉnh tăng GDP danh nghĩa năm 2004 thêm 16,8% hay 2.336,3 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 281,9 tỷ USD), khiến cho Trung cộng trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới (vượt qua Ý với GDP khoảng 2.000 tỷ USD). Đầu năm 2006, Trung Quốc đã chính thức công bố nước này là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, tính theo dollar Mỹ, vượt qua Pháp và Anh. Đầu năm 2007, Trung công đứng thứ 2 thế giới về GDP tính theo mãi lực tương đương (PPP)<Purchasing Power Parity> với tổng giá trị GDP tính theo PPP là 10.000 tỷ USD. Mặc dù cách tính theo PPP như thế cần phải rất thận trọng vì chỉ gần đúng, đặc biệt là đối với một nước lớn như Trung cộng, sức mua có một sự khác biệt rất lớn giữa các thành phố vùng duyên hải như Thượng Hải và các thành phố miền tây như Tứ Xuyên; và cách tính theo PPP này không đúng đối với các mặt hàng nhập khẩu và các mua sắm ở nước ngoài.

Cong Hinh Pham's photo.

Các chuyên gia của Bloomberg cho rằng Trung cộng, gieo hạt giống khuyết tật cho một thị trường chứng khoán không lành mạnh bị chi phối bởi các ngân hàng nợ nần và không có cổ phiếu công nghệ kinh tế mới. Trong khi đất nước không thể có phương thức giải quyết tận gốc của vấn đề những khoản nợ hàng ngàn tỷ không thể hoàn trả của các doanh nghiệp dia phương trong thời kỳ cơn bùng phát triển bắt từ nhiều thập kỷ, nền kinh tế TC chắc chắn sẽ không lối thoát nếu các doanh nghiệp nước ngoài rời bỏ thị trường Trung Cộng như đang xẩy ra. vì những doanh nghiệp nhỏ tại đia phương hầu hết là những vệ tinh sản xuất chi tiết hay gia công của các công ty lớn - và sự thụt két ăn chận tại những vệ tinh này, đã làm nó khộng thể sống Khi thời điểm đó đến, các ngân hàng sẽ cần nhiều vốn hơn và các công ty khởi nghiệp sẽ muốn bắt đầu phát hành cổ phiếu.
Đến lúc đó, sẽ không ai quan tâm đến một hệ thống hư hỏng - Trung cộng biết rất rõ điều này. Vì vậy, trước khi những nhà đầu tư nước ngoài mất hết hứng thú, giờ chính là lúc Trung Cộng phải gỡ bỏ các chính sách bảo hộ và mở cửa nền kinh tế một cách thực sự, thì có cơ may còn sống sót.
Người dân Trung cộng đang đối diện với sống chết từng ngày vì đại dịch. Nhưng còn có những khó khăn khác mà người bên ngoài Trung cộng không thể tưởng tượng nổi là tranh dành sống lối sống theo trào lưu phát triển tạp nhạp vô lói trong khi lợi ích gia đình xã hội bị bỏ quên .

Cong Hinh Pham
4/3/2020

No comments:

Post a Comment

PHÁN XÉT LƯƠNG TRI NHÂN BẢN VÀ TÍNH ĐẠO ĐỨC CỦA NHÂN VẬT KISSINGER

  Ngày 30 tháng 11 năm 2023 Cái chết của Henry Kissinger có nên đưa ra một sự sự phán xét một người được mệnh danh là con cú ăn đêm về trò c...