Monday 25 October 2021

TỪ NGHÈO KHỔ CHẾT ĐÓI ĐẾN CHỦ NỢ VÀ THỰC TẾ PHÁT TRIỂN CỦA TẦU+ ĐANG Ở ĐÂU?!


Nợ công của Tầu đã vượt chú cuội ở cung Hằng đang tới sao hỏa! Chỉ sự bất ổn ẩn trong các khoản nợ cầm quyền từ TW tới địa phương
Là nước chủ nợ của những bẫy nợ kéch sù! Nhưng cầm quyền Bac Kinh đang đối diện với một đại nợ phủ trùm đầu! Với nền kinh tế đã vào mức bão hòa không còn cơ hội bùng phát như hai chục năm trước!
Tổng nợ quốc gia của nhà nước cộng sản Tầu đến nay đã vượt 300% mức tổng sản lương quốc gia (GDP), cầm quyền Bắc Kinh không thể ngừng nới lỏng tín dụng, tiền tệ để duy trì tăng trưởng. Nợ quốc gia bao gồm nợ khu vực công và khu vực tư nhân. So với Nhật, Mỹ, tỷ lệ nợ này của Trung cộng chưa phải lớn nhất nhưng mức độ chịu đựng vững vàng và những rủi ro đằng sau các con số, thực tế có thể còn nhiều hơn báo cáo (láo không có nền tảng kiểm toán), có thể khiến nền kinh tế nhiều sự bất cân đối này khó đứng vững trong tình trạng hiện tại, với những khoản vung tiền để tạo bẫy nợ, từ cái gọi là sáng kiến 'càng' "vành đai con đường" với những bẫy nợ được giăng ra như những chiêu bài phát triển hạ tầng cơ sở giao thông hải cảng phi trường, hòng thâu tóm các cảng biển.
Trung cộng đã có cơ hội trỗi dậy mạnh mẽ sau mở cửa nền kinh tế và đặc biệt chuyển mình kể từ khi gia nhập WTO (2001) do Bill Clinton bị mua chuộc chấp nhận! Quan trong là sau đó nhờ chúng gian xảo vi phạm tất cả mọi cam kết với WTO, đánh đổi môi trường với tăng trưởng, dòng vốn giúp đỡ dễ dãi từ khắp thế giới,… Dưới thời Tập Cận Bình, Trung cộng không giấu giếm tham vọng thống trị thế giới. Để làm điều đó, Trung cộng không chỉ cần duy trì mức tăng trưởng GDP cao mà còn cần nguồn tiền lớn để tạo ra các con nợ trong dự án “vành đai - con đường”, thâu tóm, định hướng truyền thông, quyền lực khắp thế giới. Trung cộng đã trở thành một con nợ lớn của chính mình trong trạng thái bóc ngăn cắn dài dựa vào nguồn đầu tư tư bản của thế giới qua ngả Hong Kong, nay với nhiều dấu hỏi về khả năng kiểm soát nợ, đặc biệt trong bối cảnh đình trệ sản xuất trong cơn dịch cúm Tầu do chính chúng tạo ra thêm nữa thế giới đã nhìn ra cái nguy hiểm của chuỗi cung ứng đang bị Tầu cộng nắm giữ - nhờ giá nhân công rẻ mà chúng đang bóc lột của người dân Đại Lục với chiêu bài xóa đói giảm nghèo!
Nhưng vì cái chiêu bài gọi là xóa đói giảm nghèo đã khiến các địa phương ra sức "thi đua" đi vay nợ với những ưu đãi để phát triển (theo kiểu bước nhảy vọt của Mao)
Vấn đề ở chỗ không minh bạch rõ ràng tham ô bớt xén, cho đến nguyên nhân tích lũy nợ của chính quyền địa phương, các dự án xây dựng từ nguồn nợ công hiện đang trong tình trạng hoang phế, không tạo nguồn thu, các khoản bảo lãnh doanh nghiệp nhà nước không thể thu hồi… mới chính là điểm nghẽn lớn nhất của con tàu kinh tế khổng lồ, bóng bẩy nhưng nhiều lỗ hổng này.
Nợ công gồm tổng của tất cả các khoản nợ của chính quyền trung ương và địa phương của Trung cộng thông qua các công cụ nợ. Tuy nhiên, rất nhiều khoản nợ thuộc nghĩa vụ nợ của nhà cầm quyền cộng sản đã không được Tc tính vào nợ công. Ví dụ, các khoản không được thể hiện bằng trái phiếu hay hóa đơn, như lương hưu hoặc bảo lãnh chính quyền đối với ngân hàng hoặc các công ty tư nhân không được coi là nợ công. Trung cộng không tính các khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước vào nợ công. Các doanh nghiệp này vốn được kiểm soát bởi chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương và là đại diện cho một ngành lớn của nền kinh tế, các ngân hàng cũng ưu tiên cho các doanh nghiệp này vay hơn là cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân. Dòng tiền luôn sẵn có làm nảy sinh hiện tượng trục lợi tham ô của các quản lý tha hóa trong các doanh nghiệp nhà nước. Với những thủ tục hành chính và những luật "tự đặt" nhiêu khê và cứ như vậy nợ thì có nhưng con nợ thì không và mọi thứ dồn lại như cục xúc xích đang dồn ngược về và nó có thể vỡ bất cứ lúc nào vì cái vỏ bọc mong manh!
Một thực tế khác vấn đề an ninh lương thực, hình như Trung công đối diện một nạn đói khác đang rình rập ở Trung cộng? Con Rồng Đỏ đấu tranh để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cơ bản
Trung cộng, đã bắt tay vào "sứ mệnh" huyền hỏa do họ Tập vạch ra là trở thành một siêu cường bằng cách thể hiện sức mạnh kinh tế và quân sự của mình với thế giới, giờ đây có thể phải quỳ gối vì thiếu lương thực.. Bời những trận đại lụt hồng thủy trong hai năm qua, do những xây dựng đô thị hóa vô lối phá hoại môi trường và bất chấp những nền móng căn bản về hạ tầng cơ sở của những thành phố đô thị hóa loạn xạ tai TC. Đã khiến những cơn mưa làm úng lụt nhiều thành phố nhìn thì rất đẹp nhưng!!!?
Tổng sản lượng lương thực giảm trong nước tới mức báo động - Vì trận đại hồng thủy gần đây ở lưu vực sông Dương Tử, vựa lúa của Trung cộng; và việc cắt giảm hàng nhập khẩu, chủ yếu là trầm trọng hơn do quan hệ ngoại giao xấu đi, đã khiến Bắc Kinh rơi vào tình trạng hoảng loạn. Sự ngăn đường cấm chợ của cơn dịch Covid 19 trong những năm qua đang hoàng hành nhưng TC cố tình che đậy!
Họ Tập Cận Bình mới đây đã phát động chiến dịch “Đĩa ăn sạch” để tiết kiệm và đảm bảo rằng nguồn cung cấp lương thực không bị cạn kiệt nhanh chóng và dẫn đến sự lặp lại của Nạn đói lớn năm 1959, khiến hàng triệu người chết đói.
Thế hệ mới của đám trẻ ngày nay không nhớ tới sự đói khổ xua kia của các thế hệ trước, vẫn đua đòi vướn tới mức sống của các minh tinh tài tử trên phim ảnh! Không còn tiết kiệm cất tiền trong ruột tượng...! Nhưng giới lao động bần cùng vẫn tha nương cầu thực tại những khu vực thành phố "hoành tráng" mà hình ảnh truyền thông cho thấy!
Cứ nhìn cuộc "sơ tán" tại Sài gòn! Nếu nếu những người lao động nghèo khỏ Tầu không còn đất sống nơi đô thị, phải sơ tán về quê chắc khủng khiếp gấp ngàn lần cuộc sơ tán chạy dịch về quê của người bần cùng Việt kiếm sống tại Sài Gòn!!!
Như vậy phía sau vẻ ngoài sự phát triển hào nhoáng, bóng bẩy của một con tàu kinh tế khổng lồ đầy tự mãn của cộng sản Tầu là những lỗ hổng chằng chịt, rơi rớt xuống cái hố đen tham tàn vô nhân bất lương của đám độc tài cầm quyền cộng sản!!!
Cong Hinh Pham

Wednesday 13 October 2021

TỪ CỨNG SANG MỀM! NHŨN NHẶN VỚI ĐÀI LOAN! TẬP LO SỢ Gì?

Sao họ Tập lại trở giọng nhẹ nhàng với Đài Loan sau những màn trình diễn quân sự hùng hổ nhất từ trước tới nay! Tầu+ lo sợ gì vậy?

Trong buổi lễ kỷ niệm 110 năm Cách mạng Tân Hợi hôm hôm 11 tháng 9/21, họ Tập hứa sẽ thực hiện mục tiêu "thống nhất hòa bình" với Đài Loan. Sau một tuần gây hấn với hàng trăm chiến đấu cơ Tầu cộng xâm phạm vùng báo động phòng không (nhưng vẫn chưa dám xâm phạm không phận) khiến tình hình hai bờ eo biển leo thang đỉnh điểm kể cả việc Đài Loan đã gởi các chiến đấu cơ lên nghênh chiến, họ Tập không đề cập đến việc sử dụng vũ lực để thâu tóm hòn đảo này. Trong tuyên bố, Tập nói rằng người dân Trung cộng có "truyền thống vẻ vang" trong việc chống lại "chủ nghĩa" ly khai. (Chuyện chưa từng xẩy ra, trừ việc choảng nhau rồi lấn đất dành dân hay chính Hoa lục ngày nay là công lao của ngoại tộc Mãn Thanh đã xâm lược chiếm đóng và có lãnh thổ Trung Hoa như ngày nay).
Tên Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, cũng cảnh báo rằng: “Nếu quân đội Mỹ hiện diện trên đảo Đài Loan, Trung cộng sẽ dùng vũ lực nghiền nát họ”. Điều này chứng tỏ thực tế Tầu biết đã có khoảng gần một ngàn sĩ quan cũng như huấn luyện viên chuyên nghiệp của hải quân và lục quan Mỹ đang huấn luyện các lực lượng chuyên biệt cho Đài loan về phòng thủ chiến địa và đặc biệt là các lực lượng hải thuyền tấn công cỡ nhỏ chống đổ bộ, trang bị hỏa tiễn chống hạm và hỏa lực mạnh chống biển người, đang được huấn luyện từ hơn một năm nay! Hơn nữa mới đây Đài loan đã công bố Hỏa tiễn "Vạn kiếm" nâng cấp của họ có thể tấn công tới ngay Bắc Kinh! Điều này cho Trung cộng thấy, chiến lược phòng thủ của Đài loan đã thay đổi - Không còn phòng thủ mà sẽ tấn công thắng tới Bắc Kinh nếu bị tấn công - Đem chiến tranh ra khỏi biên giới Đài loan! Đây sẽ là phương thức tự vệ hay nhất - Trong khi các liên minh như The Quad - AUKUS đang được củng cố phát triển, nhóm ngũ cường phòng thủ Singapore Úc Anh Tân Tay Lan Mã lai Nam Dương đang tập trận tại khu vực! Thêm nữa là Nhật cam kết sẽ bảo vệ Đài Loan nếu bị Tầu Cộng tấn công! Nên nhớ rằng 10% trong tổng số 23 triệu dân Đài Loan là hậu duệ của người Nhật" trong hàng thập niên cai trị Đài loan và hậu duệ người Nhật này cũng nắn giữ những lãnh vực kỹ thuật sản xuất, những sản phẩm cao cấp mà Bắc Kinh đang bị lệ thuộc - Điều quan trọng hơn nữa, nếu Tầu tấn công Đài loan có nghĩa là chúng sẽ tự sát - Vì các sản xuất kỹ thuật cao cấp của chúng lệ thuộc vào nguồn cung ứng những con bọ con chíp cao cấp từ Đài loan tới hơn 30%.
- Hiện tai nội bộ Tầu cộng đang có những ẩn dấu của sự căng thẳng và tranh chấp quyền lực nhât là quân đội! Quân đội ĐCS Tầu đang đứng trước bờ vực một cuộc binh biến, bởi vì các tướng và quan chức cấp cao của ĐCS Tầu lo lắng hậu quả “mũi kiếm đi lệch” của ông Tập. Theo India Today đưa tin, do sự hiếu chiến của chính quyền, quân đội ĐCS Tầu buộc phải đụng độ với quân đội Ấn Độ tại Thung lũng Galwan, phía đông Ladakh vào năm ngoái, khiến ít nhất 40 binh lính Trung cộng thiệt mạng. Đây là sự thất bại nhục nhã hung hăng, nhưng lại hèn nhát chứng tỏ lòng can đảm và ý chí chiến đấu cũng như kỹ thuật tác chiến không hề có như những tuyên truyền của ĐCS Tầu về quân đội "hùng mạnh hay nói dúng hơn là hùng hổ (nổ) của họ!.
- Nhiều bình luận gia cho rằng, chủ trương từ thời TT Trump khi Mỹ can thiệp tranh chấp Trung cộng - Đài Loan có nghĩa là đang kiềm chế sự ngạo mạn của họ Tập, và hùng hổ của dã tâm Trung cộng chiếm đóng biển Động và kiểm soáti khu vực Châu Á!
Từ những năm 1978 Hoa Kỳ công nhận một nước Trung Hoa, không chính thức cam kết bảo vệ Đài Loan mà nhưng cam kết cung cấp cho Đài Bắc phương tiện tự vệ quốc phòng, nhưng Bắc Kinh coi là Washington không "giữ lời", "thay đổi chính sách", chẳng hạn TT Trump và chính phủ Mỹ đã cho Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Washington đổi tên thành Văn phòng Đại diện Đài Loan.
Bà Shelley Rigger, giáo sư tại Davidson College, Đại học Bắc Carolina, không tin vào khả năng Trung cộng tấn công hay ngay cả can thiệp vào chính trị Đài Loan, vì Bắc Kinh sẽ có nhiều "rủi ro" về quân sự và phải trả giá đắt về ngoại giao.
Điều rất đáng ngạc nhiên là công luận Đài Loan cũng ngả theo quan điểm này. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người dân không mấy lo ngại về khả năng bị Trung cộng tấn công. Bà Rigger phân tích là người dân Đài Loan không tự coi họ là ly khai, không có cảm giác là họ bị đe dọa công cuộc đổi mới của Trung cộng và đối với họ vững tin Trung cộng "sẽ mất nhiều hơn được" nếu xảy ra xung đột hay lấn chiếm Đài Loan bằng vũ lực.
Theo tờ The Guardian, cuộc thăm dò gần đây chỉ ra rằng người Đài Loan sẵn sàng bảo vệ quốc gia của mình trong trường hợp bị xâm lược. Cuộc khảo sát hồi tháng 10 cho thấy, 77,6% những người được hỏi trả lời rằng họ sẽ chiến đấu, trong khi cuộc thăm dò vào đầu năm cho thấy khoảng phân nửa dân số trên đảo quốc này lo lắng rằng chiến tranh đang cận kề. Điều quan trọng đáng chú ý là hầu hết các công dân Đài Loan tự coi mình là người Đài Loan, chứ không phải người Trung cộng. Người Đài Loan xem Trung cộng là cường quốc nước ngoài đang tìm cách chiếm ngự quê hương của họ. Hơn nữa họ nhìn Hồng Kong như tấm gương họ có chính nghĩa và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đời sống dân chủ tự do của Đài Loan!
Trên thực tế, các vấn đề của họ Tập rất có thể đến nhiều hơn từ những khủng khoảng quyền lực nội bộ với những tranh chấp ngấm ngầm. Bởi và họ Tập sợ quân đội Trung cộng “tạo phản” hơn là quân đội Mỹ hùng mạnh phía ngoài. Chúng ta cũng thấy trải qua 5000 năm lịch sử Trung Hoa toàn là những cuộc chiến xoay mặt đối nhau, tương tàn dành dựt chém giết lẫn nhau! Chưa hề có một cuộc chiến mang tầm cỡ thế giới! (trừ Mông cổ) Nếu Trung Cộng tin vào sức mạnh hão huyền của đám quân PLA muốn thử lửa - Thì đây cũng là ngày tàn của chủ nghĩa cộng sản tại Trung Hoa lục Địa!

Có phân tích chỉ ra rằng, họTập phải đối mặt với áp lực từ nội bộ. Quân đội ĐCST đang trên bờ vực một cuộc binh biến, bởi vì các tướng và quan chức cấp cao trong quân đội lo lắng hậu quả “mũi kiếm đi lệch” của bí thư quân ủy truong ương là họ Tập (giống như tổng tư lệnh tối cao quân đội của TT Mỹ), điều này dường như buộc ông phải đưa ra một tuyên bố mềm mỏng về vấn đề Đài Loan.
Chín năm trước, khi Tập Cận Bình tham vọng leo lên hàng ngũ lãnh đạo Đảng Cộng sản Tầu (ĐCST), không chắc hắn ta có nghĩ đến việc mình sẽ nắm giữ vai trò gì trong giai đoạn chuyển đổi "lịch sử" khi quyết định phiêu lưu thoát khỏi cái ẩn mình giả nghèo đói chờ thời hay không? 
Nếu chỉ là mục đích tranh quyền đoạt lợi, thì hắn sẽ trở thành con dê thế tội của đảng nếu không thành công! Hay nếu vì tham vọng bành trướng bá quyền để trở thành tội đồ của nhân loại khi tạo thế vươn mình lộ diện, khi đưa ra rất nhiều những sách lược với dã tâm biến đổi trật tự thế giới, nhưng hình như đã thất bại quá nửa, từ những Made In China 2025 với sản phẩm Hi-Tech thông minh, hay cái ảo tưởng vượt Mỹ 2049 (Lãnh đạo thế giới) chuỗi cung ứng toàn cầu đã sụp đổ vì cơn dịch cúm Tầu Vũ Hán  ! Vấn đề Đài Loan có thể chỉ là cái cớ hay lý do để kích động lòng yêu nước mù lòa của người dân,  nhất là sau trận đại dịch từ Vũ Hán Trung Cộng, mà nay dù cố gắng che đậy, người dan Hoa Lục, và toàn thế giới cũng biết nó đã xuất hiện đầu tiên lây lan từ Wuhan Trung cộng! Dù vô tình hay cố ý trong sự chậm trễ thông báo cho đã giết hại gần năm triệu sinh mạng của nhân loại.
Đại Hán đa số chỉ có những tên vua chúa cai trị mưu sĩ tiểu nhân với bàn tay ngập máu, chưa hề có một minh quân ra trò! Cộng Sản còn tệ hại hơn nếu họ Tập dám phiêu lưu mở cuộc chiến tranh tấn công Đài Loan thì ngày tàn của chế độ cộng sản Tầu đã điểm - Vì cả thế giới sẽ đồng lòng triệt hạ và tiêu diệt chúng cũng như đã đánh bại và tiêu diệt Đức Quốc Xã hay Quân Phiệt Nhật Hoàng của đệ nhị thế chiến mà thế lực quân sự của họ còn mạnh hơn Tầu ngày nay gấp bội!

Cong Hinh Pham 

Monday 11 October 2021

TẦU CỘNG BỊ BỂ NÔI LỰC KINH TẾ VÌ NHỮNG CHƯỞNG PHÁP CỦA TT DONALD TRUMP MẤY NĂM TRƯỚC

Chưởng Pháp của Donald Trump

Theo Nikkei: Nhiều người Mỹ và ngay cả trên thế giới có cùng suy nghĩ với Tổng thống Trump. Một cuộc thăm dò của Pew Research cho thấy hai phần ba cử tri Mỹ có quan điểm bất lợi về Trung cộng, so với 47% của hai năm trước hình như đã chấp nhận cái thực tế đau đớn khi thấy một chính phũ nhu nhược hèn kém của Biden đang điều hành Hoa kỳ. Họ thất vọng với cuộc bầu cử năm 2020 với các cuộc tấn công bất chính, bất công nhắm vào chính phủ của ông Donald Trump.
Và tác động của các chưởng pháp của TT Trump của 4 năm trước đây tấn công vào Trung cộng, khi xảy ra, nó đã ảnh hưởng rất rộng lớn. Nhiều lời chỉ trích phản đối của Trung cộng trong lúc đó nay có thể đã làm tăng sự biến động trên thị trường trái phiếu, chứng khoán và tiền tệ ở khắp Châu Á. Nỗi sợ lớn nhất của cầm quyên họ Tập và các doanh nghiệp Trung cộng là Tổng thống Trump sẽ tăng gấp đôi thuế nhập khẩu ngay khi Trung cộng tăng trưởng chậm nhất trong 30 năm.
Sau khi tổng sản phẩm quốc nội GDP của Trung cộng giảm 6,8% (theo tường trình bậy bạ của quan chức Tầu) nhưng thực tế nó đã xuống gần cận âm trong quý đầu tiên bởi đại dịch corona, những chưởng pháp tấn công kinh tế - đòi hỏi sự công bằng giao thương đôi bên mà ông Trump dành cho Trung cộng là điều mà Bắc Kinh không hề mong muốn và e ngại - Nhưng những chưởng pháp của TT Trump đánh vào tử huyệt của Trung cộng cho thế giới thấy Trung cộng chỉ dựa vào kỹ nghệ cao cấp của Anh Mỹ để phát triển sau khi TT Trump ra chưởng ngăn chận nguồn cung cấp chip cao cấp cho ZTE và Huawei, như chúng ta thấy G5 Huawei dang tắt thở . . .
- Khi TT Donald Trump ký sắc lệnh cấm mọi công dân Mỹ giao thương với hai công ty là TikTok và WeChat cùng có nguồn gốc từ Trung cộng vào tháng 7/2020. Lệnh cấm có hiệu lực lập tức và kéo dài 45 ngày với lý do quan ngại về an ninh quốc gia khi thông tin người dùng tại Mỹ có nguy cơ bị lộ và khai thác ngoài biên giới.
Theo Bloomberg, các lệnh cấm đánh dấu sự leo thang đáng kể của ông Trump trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh khi Mỹ tìm cách kìm hãm sức mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu. Lúc đó Tổng thống Mỹ đang biến những thách thức trước Trung cộng trở thành trọng tâm của chiến dịch tái tranh cử trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống chỉ còn cách chưa đầy 90 ngày.
Thị trường lập tức phản hồi lại hành động của Mỹ khi cổ phiếu Tencent Holding, công ty Trung cộng sở hữu ứng dụng WeChat bị “thổi bay” 10% trong phiên giao dịch buổi sáng ngày cuối ngay tuần đó, khiến hãng mất gần 70 tỉ USD giá trị thị trường ngay trong thời gian đó. Nhân dân tệ tại thị trường hải ngoại yếu thêm 0,45%, mức cao nhất trong 2 năm qua. .. . . . Chính phủ Mỹ đang nhắm mục tiêu vào hai ứng dụng rất phổ biến của Trung cộng và nói rằng chúng có vấn đề về an ninh quốc gia”.
Không chỉ WeChat hay TikTok, thị trường chứng khoán Trung cõng nói chung và các công ty công nghệ nước này nói riêng đều đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ lệnh cấm diễn ra tại Mỹ. Theo CNBC, chỉ số chứng khoán công nghệ Hang Sheng (gồm 30 tập đoàn công nghệ niêm yết ở Hồng Kông) đã giảm 2.51%. Chỉ số ChiNext (Thâm Quyến) và Star 50 (Thượng Hải) tại Trung cộng lần lượt mất 2.4% và 3.1%.
Nhiều công ty công nghệ lập tức bị “thổi bay” hàng tỉ USD thị giá. Giá cổ phiếu SMIC, Xiaomi, ZTE và kể cả doanh nghiệp không liên quan như Alibaba cũng lần lượt giảm 8.7% - 3%, - 2.58% - 3.05%. Tổng thiệt hại cho hơn 30 doanh nghiệp công nghệ Trung cộng lên tới cả trăm tỉ USD giá trị vốn hóa thị trường.
-
Trong khi ByteDance (sở hữu TikTok) chỉ bị cấm TikTok tại Mỹ thì Tencent dường như là doanh nghiệp thiệt hại nặng nề hơn dù lệnh cấm chỉ nhắc tới WeChat của công ty này. Doanh nghiệp internet khổng lồ của Trung cộng đang đầu tư mạnh vào mảng kinh doanh game khi hãng sở hữu cổ phần ở những đơn vị lớn như Activision Blizzard hay Riot Games và có nguy cơ đánh mất thị trường Mỹ. . ..
- TT trump còn xử dụng các thỏa thuận với Nhật Đài Loan hay Hiệp định giữa ba nước Mỹ, Mexico và Canada (USMCA) để tìm cách hạn chế việc Trung cộng thương lượng các hiệp định tự do mậu dịch với các đối tác thương mại.
Theo các tờ báo Mỹ, nằm những điều khoản ở cuối của bản hiệp định, trong phần nói về các thỏa thuận tự do mậu dịch với các nước không có nền kinh tế thị trường, có quy định là hiệp định NAFTA mới sẽ không còn giá trị khi bất kỳ một nước nào trong số ba thành viên của khối ký thỏa thuận mậu dịch với một đất nước, mà chỉ cần một trong 3 thành viên đánh giá là không phải là một nền kinh tế thị trường, chẳng hạn như Trung cộng.
-Nói cách khác, Mỹ đã ngăn chặn trước việc Mexico và Canada ký bất kỳ một thỏa thuận thương mại nào với Trung cộng. Nếu hai nước này vẫn cứ xúc tiến thì Nhà Trắng có thể phá vỡ USMCA thành 2 mảnh song phương, điều mà ông Trump trước đây cho là nằm trong chủ trương của ông.
- Tổng thống Donald Trump cũng đã tung chưởng trí mạng với Huawei và ZTE, hai hãng công nghệ viễn thông lớn của Trung cộng với cáo buộc làm gián điệp cho Bắc Kinh, và chưởng lực này đã làm lộ yếu điểm trí mạng của công nghệ Trung cộng là ăn bám sống nhờ, không thể tự chủ, và sau bốn năm, cho tới hôm nay cũng chỉ vậy thôi! .
- Trung công đang hướng cộng đồng quốc tế và nhất là công luận trong nước tập trung vào điểm nóng là eo biển Đài Loan, để quên đi hàng loạt những khó khăn rối reng nội bộ từ nguy cơ tập đoàn bất động sản lớn nhất nhì toàn quốc Evergrande vỡ nợ đến những chỉ số kinh tế cho thấy tăng trưởng chựng lại và đang xuống dốc!
Trong mọi trường hợp, những tính toán tạo căng thẳng chiến tranh cũng bao hàm một mối nguy hiểm rất cao cho chính đảng cộng sản Tầu. Cho đến nay, Đài Loan vẫn bình tĩnh phản ứng chừng mực, nhưng liệu rằng sự kiên nhẫn đó của Đài Bắc kéo dài được bao lâu!
Kinh tế Trung công đang bị nội thương nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi những chưởng lực của TT Donald Trump tấn công tới tấp mấy năm trước, thêm cú siêu đổ của tập đoàn Evergande chắc chắn sẽ phải mất ít nhất từ 10 đến 20 năm để cố gắng lấy lại nguyên khí - Nếu phiêu lưu vào một cuộc chiến, tiềm lực kinh tế đang bấp bênh sẽ trôi từ từ xuống hố sâu khủng khoảng như Liên Sô 40 năm trước đây!

Cong Hinh Pham

Tuesday 5 October 2021

SỰ CĂNG THẲNG CÀNG NGÀY CÀNG GIA TĂNG VÌ CÁI NGÂY THƠ CỦA ÚC

KHÔNG BIẾT KHÚP NÚP TRƯỚC QUAN TẦU CỘNG "DƠ" CẨU KHẨU RĂNG HÔ MÃ TẤU!

Căng thẳng gia tăng vì những trò dơ hung hăng của Tầu+ với Úc! Có thể kết thúc những thập niên nai tơ ngây thơ của Úc &Phương Tây?
Từ thập niên 80 thế kỷ trước các chính trị gia tại Úc đã có những chủ trương phủi bỏ sạch sẽ chính sách nước Úc da trắng của nhiều thập kỷ trước để hướng về Á Châu (nói theo ngôn từ ngày nay là xoay trục về Châu Á) chấp nhận tỵ nạn Á châu đặc biệt người Việt Nam, tăng mức di dân Á châu, vì thực tế không thể phủ nhận là Úc là một quốc gia nằm trong khu vực Á Châu Thái bình Dương - Không thể chỉ giao dịch với Châu Âu, Tây Phương hoặc quốc gia trong khối Liên Hiệp Anh - Với nhu cầu phát triển mạnh mẽ trong tương lai của Úc cần phải mở rộng, trong khi Tầu cộng một nền kinh tế đang chập chững bước chân vào thế giới với thị trường tiêu thụ và lao động giá rẻ khổng lồ.
Năm 2008 Clive Hamilton tác giả cuốn Silent Invasionis, có mặt tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra khi đoàn rước đuốc Olympic Bắc Kinh đi qua. Ông bị chết sựng và rất bối rối chứng kiến ​​một cuộc biểu tình nhỏ ủng hộ Tây Tạng bị bao vây bởi hàng ngàn sinh viên Trung cộng la hét giận dữ tràn ngập mang tính bạo lực. Họ đến từ đâu vậy? Tại sao họ lại hung hăng như vậy? Và điều gì đã cho họ quyền cấm những người khác thực hiện quyền biểu tình dân chủ của họ để ủng hộ cho Tay Tạng đang muốn nói lên sự đàn áp bạo lực bất công của Trung cộng dến với người dân Tây Tạng? Các nhà chức trách địa phương Úc lúc đó đã không biết phản ứng ra sao và làm gì với hiện tương chính trị dối kháng đột xuất này và chẳng làm gì với nó! Và những gì Clive Hamilton nhìn thấy vẫn còn với anh ta.
Năm 2016, các doanh nhân Trung cộng giàu có có liên hệ với Đảng Cộng sản Tầu đã trở thành những nhà tài trợ lớn nhất cho cả hai đảng chính trị lớn. Hamilton nhận ra điều gì đó lớn đang xảy ra và quyết định điều tra ảnh hưởng của chính phủ Trung cộng tại Úc. Những gì tìm thấy đã khiến ông ta bị sốc.
Từ chính trị đến văn hóa, bất động sản đến nông nghiệp, trường đại học đến công đoàn và thậm chí ở các trường tiểu học của chúng tôi, ông đã phát hiện ra bằng chứng thuyết phục về sự xâm nhập của Đảng Cộng sản Tầu vào Úc. Các hoạt động gây ảnh hưởng tinh vi nhắm vào giới tinh hoa của Úc và một số cộng đồng người Úc gốc Hoa lớn đã được huy động để mua quyền tiếp cận các chính trị gia, hạn chế quyền tự do học thuật, đe dọa các nhà phê bình, thu thập kiểm duyệt thông tin cho các cơ quan tình báo Trung cộng và biểu tình trên đường phố chống lại chính sách của chính phủ Úc khi đụng chạm tới Biển Đông. Không quá lời khi nói Đảng Cộng sản China và nền dân chủ Úc đang trên đà va chạm. ĐCS Tầu quyết tâm giành chiến thắng, trong khi Úc lại nhìn theo hướng khác với sự ngây thơ nhân nhương và khoan dung!
Được nghiên cứu kỹ lưỡng và lập luận mạnh mẽ, "Những kẻ xâm lăng thầm lặng" (Silent Invasionis) là một nghiên cứu và là cuộc kiểm nghiệp nghiêm túc về các mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với các quyền tự do dân chủ mà người Úc đã coi là điều hiển nhiên từ lâu.
Vâng, Trung cộng quan trọng đối với sự thịnh vượng kinh tế của chúng ta; Nhưng Hamilton hỏi, chủ quyền của chúng ta với tư cách là một quốc gia có giá trị bao nhiêu?.

Với những xu hướng và chủ trương cho sự phát triển! Úc và Trung cộng đã gia tăng số lượng các thỏa thuận và hợp đồng thương mại, ngoại giao và văn hóa từ đầu những năm 2000 đến giữa những năm 2010, thời kỳ phát triển kinh tế và ngoại giao của Trung cộng đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Bắc Kinh đã từng bước đầu tư khu vực này vào các lĩnh vực khai khoáng, nông nghiệp và khí đốt, đồng thời phát triển các mạng lưới cộng đồng mới, tích cực trong các trường đại học, thương mại và du lịch.
Úc chiếm một vị trí rất đặc biệt trong tầm nhìn của Bắc Kinh: thông qua vị trí chiến lược ở khu vực Châu Á - Châu Đại Dương - Thái Bình Dương cửa ngõ tiến ra Nam Cực, thông qua thành viên của liên minh “Five Eyes” (tập hợp các dịch vụ tình báo Ngũ Nhãn của Úc, Canada, New Zealand, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ), bởi sự giàu có về khoáng sản (sắt, than, chì, kẽm, đồng, kim cương và uranium), khí đốt và nông nghiệp, và cuối cùng, bởi sự thu hút của các trường đại học danh tiếng. Định hướng kinh tế của Úc sang Châu Á, đặc biệt là Trung cộng (mà còn với Nhật Bản, Ấn Độ và Châu Á), Úc vẫn liên kết với Hoa Kỳ và phương Tây về các vấn đề quân sự và chiến lược.
                                        
Trong khi cả Úc và Trung cộng đều đã tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một hiệp định thương mại tự do rộng lớn gắn kết Canberra với tương lai kinh tế của châu Á, thì sự tách biệt giữa lợi ích kinh tế và chiến lược tiếp tục gia tăng. Quan hệ Úc - Trung cộng dường như là dấu hiệu của một bước ngoặt trong cán cân quyền lực vốn được gắn kết rộng rãi hơn giữa Trung cộng và phương Tây qua quan hệ của khu vực Châu Đai Dương.
Australia là quốc gia OECD duy nhất có mức tăng trưởng tích cực trong hai thập kỷ. Sự bùng nổ kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng của Trung cộng và triển vọng phát triển thương mại, đã mang lại cho Úc một cảm nhận thực sự về sức mạnh cần có trong khu vực.
Trong năm 2017, 30% xuất khẩu của Australia là sang Trung cộng. Các ngành công nghiệp khai thác và khai thác, du lịch khoảng 1,4 triệu du khách viếng thăm Úc hàng năm và trao đổi đại học (30% sinh viên nước ngoài là du học sinh Trung cộng - Úc đã trải qua một sự bùng phát giao thương kinh tế thực sự với Trung cộng từ năm 2005 đến năm 2015. Kể từ năm 2007, Trung cộng là đối tác thương mại lớn nhất của Australia.
                                
Nhưng trên thực tế Trung cộng đã và đang theo đuổi chiến lược ảnh hưởng và thành lập trên lục địa đảo này. Cảng Darwin,ở phía bắc đất nước, nằm dưới trò lợi dụng phát triển địa phương của Úc để ký kết khai thác 99 năm. Một số nghị sĩ Úc bị tố giác cáo buộc tham nhũng vì lợi ích của Trung cộng, được bổ sung một số thủ tục tố tụng đang diễn ra chống lại các hoạt động gián điệp của Bắc Kinh liên quan đến đời sống chính trị trong nước của Úc, lợi ích chiến lược quan trọng và các vụ tình báo kinh tế. Nhiều tiếng nói ở Úc lo ngại về sự tăng lên quân sự của Trung cộng ở châu Á, trong khi các tuyến đường biển mà nước này phụ thuộc một phần bị ràng buộc bởi các cơ sở xây dựng trái phép của Trung cộng ở Đông Nam Á, Châu Đại Dương và Ấn Độ Dương
Do đó, Canberra đang tìm cách đa dạng hóa và tăng cường sự hiện diện của mình ở châu Á - Thái Bình Dương bằng cách phát triển quan hệ đối tác với Nhật Bản, Ấn Độ, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và một số quốc gia Đông Nam Á. Sự thay đổi chiến lược này đòi hỏi phải tăng ngân sách quốc phòng và hiện đại hóa tàu ngầm, đồng thời củng cố sự hiện diện của nó trong các kiến trúc chiến lược và an ninh như khái niệm “Ấn Độ - Thái Bình Dương”.
Thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh và tương lai kinh tế của Úc ở châu Á
Kể từ Thế chiến thứ hai, các chính phủ liên tiếp của Úc đã trung thành tham gia vào tất cả các can thiệp quân sự do Hoa Kỳ quyết định.
Vị trí địa lý của Australia, ở vị trí đối đầu của thế giới phương Tây, đặt nước này gần với các cường quốc châu Á và trong số đó là Trung cộng, quốc gia có yêu sách lãnh thổ ngày càng gây phẫn nộ ở các vùng biển phía Đông và phía Nam của Trung cộng.
Cuốn Bạch Thư về Chính sách Đối ngoại của Úc 2017-2027 được xuất bản vào tháng 11 năm 2017, trong đó chính phủ Úc cho thấy rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn duy trì ưu thế quân sự của mình, nhưng sự phụ thuộc nặng nề của nền kinh tế Úc vào Trung cộng sẽ gia tăng trong khi “các lợi ích, các giá trị và hệ thống chính trị và luật pháp là khác nhau ”.
Trung cộng là một nguồn quan ngại lớn và không chắc chắn đối với việc thực hiện chính sách đối ngoại của Canberra. Ngoài ra, luật mới nhằm chống lại sự can thiệp và gián điệp đã được công bố vào tháng 12 năm 2017 đặc biệt là để ngăn chặn và cấm quyên góp cho các đảng phái chính trị và sự thỏa hiệp của các nhân vật chính trị. (mà TC dùng để mua chuộc chính trị gia Úc)
Để dứt khoát lập trường! Canberra nhất định đóng một vai trò quan trọng trong khái niệm "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" và thực hiện quan hệ hợp tác chiến lược với Nhật Bản và Ấn Độ hai quốc gia đóng vai trò quan trọng trong khu vực và với EU.
Thủ tướng Scott Morrison mong muốn tăng cường sự hiện diện của Úc ở Châu Đại Dương, củng cố ảnh hưởng lịch sử của nước này và chống lại sự thúc đẩy kinh tế và ngoại giao của Bắc Kinh trong khu vực (Úc và Vanuatu đang đàm phán về một hiệp ước an ninh liên quan đến dự án của Trung cộng! Để ngăn chặn chúng thiết lập căn cứ ở các nước quần đảo châu Đại Dương.
Kiến trúc của Tứ giác an ninh, Tứ giác Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ, theo nghĩa này, được coi là một phương tiện quân sự-chiến lược để làm giảm sự hiện diện của Trung cộng trong khu vực hai biển, như hồi tháng 11. Các cuộc tập trận hải quân năm 2020 ở khu vực Malabar nhằm cân bằng chế độ độc tài tại Bắc Kinh thông qua các phương thức quản trị dân chủ. Việc ký kết một liên minh quân sự giữa Canberra và Tokyo là một phần của logic này: đó là nhằm đa dạng hóa mối quan hệ quá độc quyền mà mỗi liên minh này có với Washington.
Những trao đổi gần đây giữa Anthony Blinken và đại diện của Nhóm Quad cho thấy Ngoại trưởng Mỹ rất coi trọng mối quan hệ hợp tác chiến lược này. Đối thoại và quan hệ đối tác được bổ sung bằng việc hiện đại hóa hải quân Australia kết nối trực tiếp với các ngành công nghiệp quốc phòng phương Tây. Việc Tập đoàn Hải quân Pháp đóng 12 tàu ngầm đại dương (Barracuda), các cuộc tập trận chung với hải quân Pháp, Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ chứng tỏ tham vọng và lựa chọn chiến lược của Canberra.
Vấn đề nhân quyền và bản chất cấp tiến của các vị trí mà Bắc Kinh đảm nhận không phải là không liên quan đến diễn biến này. Chẳng hạn, dư luận Australia gần đây xôn xao trước vụ bắt giữ tùy tiện một trong những công dân gốc Trung cộng, Cheng Lei.
Chính sách ngoại giao con tin này ngày càng được chính quyền Trung cộng thực hiện một cách rõ ràng, đặc biệt là chống lại các nước châu Âu như Thụy Điển, đã gây ra làn sóng sợ sinophobia ở Australia, càng gia tăng bởi Covid-19 và nghi ngờ gián điệp đang đè nặng lên sinh viên Hoa lục tại các trường đại học của Úc.
Cũng xin đề cập đến trường hợp của một người đào tẩu từ các cơ quan đặc nhiệm Trung cộng làm việc trong phòng giam, chịu trách nhiệm đàn áp các tín đồ Falungong trên thế giới, đã trốn sang Úc và người ngày nay làm chứng cho kinh nghiệm và phương pháp của anh ta về các dịch vụ gián điệp của chế độ Bắc Kinh, hoặc lời đe dọa thường xuyên của một nhà nghiên cứu người Úc từ Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) Alex Joske.
Ngoài ra còn có vấn nạn về sự phụ thuộc của nền kinh tế Australia vào Trung cộng. Các biện pháp trả đũa được thực hiện của cả hai bên sẽ vẫn là mối đe dọa và sẽ còn lâu mới xoa dịu được những căng thẳng này.
Trong khi đó Trung cộng rất cay cú giận dữ là Úc đã loại trừ gã khổng lồ viễn thông Trung cộng Huawei khỏi việc triển khai mạng 5G trên lục địa đảo khổng lồ! Quan trọng hơn là Úc đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của Covid-19. Ngược lại, Trung cộng, đối tác thương mại lớn nhất của Australia, đã có hành động phản kháng Canberra bằng cách đình chỉ nhập khẩu một lượng lớn nông sản.
Mặc dù Scott Morrison đã nhấn mạnh rằng các quốc gia như Australia không nên bị buộc phải chọn phe giữa Washington và Bắc Kinh, nhưng sự thật vẫn còn đó: Trung cộng là một trong những khách hàng lớn nhất của Australia. Ngoài ra, Trung cộng có khả năng ngăn chặn Australia trong việc cung cấp đất hiếm, rất cần thiết cho sự phát triển công nghệ rất cao của Úc!
Nhưng ngược lại rủi ro lớn của Trung cộng hiện đang khuyến khích Canberra khai thác các lĩnh vực mới, khu vực mới cạnh tranh với Trung cộng đặc biệt là ở châu Phi.


Hãy kết thúc sự ngây thơ của Úc và thế giới
Cấm 5G của Huawei trên đất Úc, cáo buộc Trung cộng can thiệp vào đời sống chính trị Úc. Dề nghị cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của Covid-19... Các sự kiện mâu thuẫn giữa hòn đảo Đại Dương Châu với Đại Lục Tầu Cộng đang gia tăng, gây ra sự căng thẳng ngoại giao. Do sự khác biệt xa cách chính trị ngày càng tăng này với Trung cộng, chính phủ Canberra đang tìm cách lôi kéo gần hơn đến đồng minh lịch sử của mình: Hoa Kỳ và Anh Quốc.
Như vậy Trung cộng: Đối tượng trong tầm nhắm của AUKUS mà Úc rất chủ động lôi kéo gầy dựng

AUKUS là một liên minh quân sự bao gồm ba đồng minh truyền thống: Úc, Anh và Hoa Kỳ, mà tên gọi lấy từ các chữ cái đầu tiên trong tên gọi bằng tiếng Anh của ba quốc gia liên quan, xếp theo thứ tự alphabet (AUstralia - UK United Kingdom - US United States).
Sáng kiến ​​đầu tiên được công bố của liên minh AUKUS chính là việc Mỹ và Anh sẽ “hỗ trợ” Úc để có được tàu ngầm hạt nhân trong vòng 18 tháng tới đây, sử dụng năng lực công nghiệp Hoa Kỳ và Anh Quốc.
Thông cáo chung về việc thành lập liên minh khẳng định mục tiêu của khối này là “củng cố và hỗ trợ” lợi ích của ba thành viên trong các vấn đề quốc phòng và an ninh, thông qua việc “tăng cường chia sẻ thông tin và công nghệ” và “hội nhập sâu hơn các lãnh vực khoa học, công nghiệp và kể cả chuỗi cung ứng”.
Cuộc khủng hoảng thương mại giữa Úc và Trung cộng mang lại cho thế giới những bài học kinh nghiệm vượt xa bờ Thái Bình Dương. Bài học của Úc cũng có thể áp dụng cho Tây Phương hay nói dúng hơn cho Mỹ và Châu Âu, và thế giới phải hiểu rằng giao dịch với Trung cộng sẽ không giống giao dịch với Úc hay các nước có nền dân chủ pháp định với các quy ước thương mại rõ ràng!
Trung cộng là một quốc gia dị biệt khác thường và không có cách nào phân rõ được bản chất kinh tế, các phương pháp tiếp cận, đều đi kèm với mục tiêu chính trị một cách có hệ thống.
Úc đã đang có sẵn một đối tác mới với mối liên lạc và buôn bán mạnh hơn với Ấn độ thì hai nước chắc là không phải lâm vào tình trạng tranh chấp lạnh lùng như hiện nay với Trung Cộng. Vì Ấn độ có nhiều điểm chung với Úc: Hai nước chung nhau nhiều chương sách lịch sử văn hóa trong thời gian cùng sống dưới quyền cai trị của đế quốc Anh. Hai nước cùng trong khối Liên Hiệp Anh; Hai nước có chung gia sản văn chương và cùng hâm mộ một môn thể thao quốc hồn là criket. Quan trọng hơn hết, hai nước cùng theo chế độ dân chủ đại nghị và sống dưới nền pháp trị. Với nhiều điểm chung như trên, Úc và Ấn độ dễ dàng giao thương hảo hợp và biết tôn trọng nhau.
Một khi Úc bắt tay nhiều hơn với Ấn độ thì kinh tế Úc không cần chung bước với một nước có quá nhiều khác biệt. Úc sẽ trở thành cầu nối giửa Ấn độ dương và Thái Bình Dương trong thế quân bằng quyền lực trong khu vực.
Nói tóm lại, Australia luôn đứng đầu trong những thách thức mà người dân thế giới cũng đang phải đối mặt.
Với cộng sản là thứ "Chó đen không đổi được lông vàng" Úc và Phương Tây Hãy chấm dứt sự ngây thơ nai tơ!
CÁI "NGÂY THƠ" NGAY THẲNG CỦA ÚC LÀ KHÔNG CHỊU KHÉP NÉP NGỒI YÊN TRƯỚC QUAN TẦU CÔNG "DƠ" CẨU KHẨU RĂNG HÔ MÃ TẤU ĐỂ CẠP ĐỦ LOẠI PHÂN
Cong Hinh Pham

PHÁN XÉT LƯƠNG TRI NHÂN BẢN VÀ TÍNH ĐẠO ĐỨC CỦA NHÂN VẬT KISSINGER

  Ngày 30 tháng 11 năm 2023 Cái chết của Henry Kissinger có nên đưa ra một sự sự phán xét một người được mệnh danh là con cú ăn đêm về trò c...