Monday 6 December 2021

HOA KỲ VẪN CÒN TIẾP TỤC THỐNG TRỊ ẤN ĐỘ THÁI BÌNH DƯƠNG

 

Sức mạnh của Hoa Kỳ ở châu Á đã phát triển rất rõ dưới thời Tổng thống Donald Trump, theo một bản tường trìnhchỉ số hàng năm của Viện nghiên cứu đối ngoại thuộc Viện Lowy. Nhưng nay với sự điều hành dất nước Hoa Kỳ của Joe Biden Mỹ vẫn có thể tiếp tục nhờ những sáng kiến sách lược hành động của TT Trump những năm trước đây vẫn được tiếp tục, trong khi đại dịch COVID-19 đã làm giảm sự trỗi dậy của Trung cộng trong khu vực
Chỉ số Sức mạnh Châu Á xem xét một loạt các thước đo, bao gồm khả năng kinh tế và quân sự, các mối quan hệ kinh tế và mạng lưới quốc phòng, cũng như ảnh hưởng ngoại giao và văn hóa.
Vào năm 2021, Mỹ vẫn là quốc gia quyền lực nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với Trung cộng đứng ở vị trí thứ hai, (về kinh tế và quân sự) sau khi ảnh hưởng ngày càng tăng lên Chỉ số trong những năm gần đây.
Nhưng với những đảo bồi đắp trái phép dọc theo chiều dài của biển Đông, với những trang bị quân sự mà Trung cộng đã lén lút lắp đặt, đã làm cho cán cân đối chọi quân sự cũng những trang bị cho những tình huống xấu trong khu vực - Nếu kinh phí quốc phòng của Mỹ trong năm nay (đang bị cộng hòa ngăn chặn) không chú trọng nhiều đền khu vực nhạy cảm nhưng nhiều tài nguyên chưa khai thác và dòng hải trình 5 ngàn tỹ hằng nă này có thể sẽ bị Trung công từ từ lấn áp giống thời Obama!
                           
Nhưng chúng ta nên nhớ rằng quyền lực ảnh hưởng không chỉ nằm trong sự thể hiện sức mạnh quân sự, nó còn bao gồm cả những sự trợ giúp những nhu cầu đầu tư phát triển trong khu vực - Đơn cử như Úc được xếp hàng cao chỉ sau Mỹ Nhật ngang ngữa có thể không bằng Tầu (về quân sự) nhưng sự đóng góp phát triển y tế xã hội thì hơn hẳn trong bảng xếp hạng chỉ số quyền lực trong khu vực với sự hào phóng đóng góp cho nền an ninh khu vực từ kinh tế quân sự đến y tế xã hội co các nước Á Châu Thái Bình Dương! Chỉ riêng phòng chống đại dịch cúm Tầu, Úc đã viện trợ số lượng Vaccine Covid 19 đến các nước Á Châu gấp đôi số lượng Trung Cộng chỉ sau Mỹ và Nhật!
Úc còn có nhiều sáng kiến để phát triển Châu Á cạnh tranh với vành đai con đường của Tầu cộng

Theo bản tường trình Hervé Lemahieu, giám đốc nghiên cứu của Viện Lowy cho biết: “Đại dịch đã thực sự ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia về khả năng định hình và phản ứng với môi trường bên ngoài, nhưng Hoa Kỳ đã thực sự đạt được sức mạnh toàn diện của mình lần đầu tiên kể từ năm 2018”. , nói với ABC.
Alyssa Leng, nhà nghiên cứu và nhà kinh tế học Lowy, đồng tác giả Chỉ số, cho biết "một phần đáng kể của sự chuyển dịch đi lên ở Mỹ với tư cách là một cường quốc bắt nguồn từ việc chính quyền Biden tiếp quản những di sản mạnh mẽ của người tiền nhiệm Donald Trump".
Bà nói: “Bắt đầu từ một nền tảng từ những năm Trump, Mỹ đã trở lại khá mạnh mẽ trong ảnh hưởng ngoại giao của mình trong khu vực,” bà nói và chỉ ra việc Washington tặng 90 triệu liều vắc-xin cho châu Á - gấp đôi so với số lượng do Bắc Kinh viện trợ.
Ảnh hưởng của Trung cộng giảm lần đầu tiên kể từ khi Chỉ số bắt đầu vào năm 2018.
Ông Lemahieu cho biết, Trung cộng g9ối măt với những thách thức kinh tế bao gồm dân số đang già đã làm chậm tốc độ phát triển khả năng phát huy quyền lực ở châu Á.
"Nó sẽ tiếp tục tăng trưởng về kinh tế, nhưng câu hỏi đặt ra là, tốc độ tăng trưởng đó sẽ tiếp tục ở mức nào?
Ông nói: “Trung cộng sẽ không bao giờ có được vị trí thống trị như Hoa Kỳ trước đây, nhưng chúng ta đang thực sự chuẩn bị cho một thế kỷ của "lưỡng cực" ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương… phụ thuộc nhiều hơn vào những ý tưởng sách lược biến đổi bất chợt của cả Hoa Kỳ và Trung cộng,” ông nói.
Tuy nhiên, chi tiêu quân sự của Trung cộng hiện lớn hơn 50% so với Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan và tất cả 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cộng lại, bản tường trình lưu ý.
Bà Leng nói: "Về cơ bản, Trung cộng vẫn vượt qua tất cả những quốc gia khác trong khu vực" về sức mạnh tổng thể.
Úc và Indonesia các cường quốc tầm trung chủ chốt ở Châu Á
Úc đứng ở vị trí thứ 6 trong Chỉ số Quyền lực Châu Á năm 2021, sau Nhật Bản, Ấn Độ và Nga.
Theo phân tích của Lowy, bất chấp tranh chấp ngoại giao kéo dài với Trung cộng, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, Australia đã cải thiện khả năng phục hồi mạnh mẽ của mình vào năm 2021.
Bà Leng cho biết việc Australia tặng vaccine cho các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương là "thực sự rất hào phóng", đặc biệt là tính theo bình quân đầu người.
Ông Lemahieu nói: Hiệp ước an ninh AUKUS được Australia ký với Mỹ và Anh vào tháng 9 có nghĩa là trở nên "phụ thuộc nhiều hơn vào năng lực của Mỹ và sự sẵn sàng duy trì cán cân quyền lực quân sự ở châu Á so với sự trỗi dậy của Trung cộng".
Bà Leng cho biết nó thể hiện sự "làm sâu sắc hơn là mở rộng quan hệ đối tác quốc phòng của Australia trong khu vực".
"Australia dường như sẽ dốc toàn lực với Mỹ trong giai đoạn này."
“Cho đến nay, rất ít thông tin về AUKUS xuất hiện… cho đến khi rõ ràng hơn về các chi tiết và chúng tôi thấy các phản ứng ngoại giao lâu dài từ khu vực, rất khó để dự đoán nó sẽ gây ra những ảnh hưởng gì,” cô nói.
Ông Lemahieu nói rằng việc đóng cửa biên giới do COVID-19 cũng cho thấy khả năng của Australia trong việc tiến hành ngoại giao quốc phòng và tạo ảnh hưởng văn hóa thông qua du lịch và giáo dục quốc tế.
Ảnh hưởng kinh tế của Australia trong khu vực cũng suy giảm, chẳng hạn như việc bị cạnh tranh thay thế bởi Trung cộng với tư cách là nhà đầu tư lớn nhất ở Papua New Guinea.
Ông Lemahieu cho biết thêm: “Chúng tôi đầu tư vào New Zealand nhiều hơn so với nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, bao gồm cả Indonesia.
Indonesia lần đầu tiên lọt vào top 10 của Chỉ số mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch trên sân nhà, xếp thứ hạng cao hơn Singapore với tư cách là "quốc gia có ảnh hưởng ngoại giao nhất" ở Đông Nam Á.
Ông Lemahieu cho biết thật là "kỳ lạ" khi một quốc gia có dân số và quy mô kinh tế như Indonesia lại không lọt vào top 10 trước đó.
Ông nói: “Nhiều quốc gia đang phát triển như Indonesia khá hướng nội và đối mặt với các vấn đề bằng khả năng thể hiện quyền lực và vai trò lãnh đạo trên trường thế giới.
Báo cáo nói rằng Tổng thống Joko Widodo đã "củng cố vị thế của mình với tư cách là một chính khách hàng đầu trên trường khu vực".
Tuy nhiên, nó lưu ý, Indonesia, giống như tất cả các nước láng giềng Đông Nam Á, thiếu quân đội có thể cần thiết để đối đầu với Trung cộng.
Kêu gọi mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Nhật Bản và Úc
Theo báo cáo của Lowy, Nhật Bản là một "cường quốc thông minh" có ảnh hưởng lớn về ngoại giao, kinh tế và văn hóa với nguồn lực hạn chế, tuy nhiên, ảnh hưởng của nước này đã giảm vào năm 2021 do nền kinh tế suy giảm và dân số già.
Trong một báo cáo được công bố vào tháng trước, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Úc-Nhật của ANU Shiro Armstrong lập luận rằng Úc cần phải thúc đẩy thực tế "vốn đã mạnh" của mình
quan hệ với Nhật Bản, đặc biệt là thông qua hợp tác về năng lượng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phó Giáo sư Armstrong nói: “Nhật Bản là mối quan hệ chuẩn mực của Australia ở châu Á.
"Đây là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, nguồn đầu tư lớn thứ hai của Australia và cho đến khi thương mại hàng hóa giảm vào năm 2020, là đối tác thương mại lớn thứ hai của Australia.
Tiến sĩ Armstrong nói: “Nhưng mối quan hệ Nhật Bản phải được hình dung lại nếu nó phải đương đầu với những thách thức lớn mà cả hai quốc gia Nhật Úc đều phải đối mặt cả trong và ngoài nước nếu muốn tồn tại và phát triển trong thế kỷ 21”.

Có thể trong tương lai với tình trạng Trung cộng với việc đã tối tân hóa xây dưng lại được một lực lượng quân sự hùng hậu nhất khu vực  Á Châu, càng ngày càng hung hăng vô lý đòi hỏi phi lý về lãnh thổ lãnh hải, bồi đắp đảo giả, xây lũy đóng đồn, thiết lập phi trường, hải cảng, trang bị quân sự phi pháp, o ép các quốc gia trong vùng, làm toàn khu vực bất an!

Riêng với Úc, trong vòng 18 tháng qua Trung cộng đã áp đặt khoảng 30 tỷ USD tấn công thương mại đối với hàng hóa Úc xuất cảng sang Trung cộng - Nguyen nhân vì Úc không cho phép viễn thông Huawei của Trung cộng đấu thầu mạng 5G và cấm những sản phẩm của Huawei và ZTE vì lý do an ninh - Nhưng lý do mạnh mẽ nhất là Úc đã thúc đẩy cuộc diều tra quốc tế vê nguồn gốc của sự lan truyền dịch Covid-19 khiến Trung cộng vô cùng giận dữ. 
Qua những căng thẳng này chính phủ Úc đã phải chủ động tìm ra những sách lược quốc phòng để tự vệ dù đã là thành viên của The Quad như đây là tổ chức chưa có thực lực và sự gắn kết chặt chẽ về quân sự - Úc càng ngày càng cảm thấy bị Tầu đòi "bẻ cổ" và bắt "quy phục" như "Sydney Morning Herald" bình luận
Với sự tích cực chủ động của thủ tướng Scott Morrison, thật bất ngờ khiến chính phủ Pháp phải tức giận chấm dứt cái hợp đồng hôn nhân tầu ngầm đầy tranh cãi 6 năm với Pháp chưa đẻ ra được một đứa con nào với 90 tỷ bị ngâm tôm làm mắm, trong khi mối nguy của Úc càng ngày càng gia tăng do Trung Cộng luôn ap lực Úc với nhiều trò bẩn kể cả việc dùng chiến hạm hay tầu ngầm dể đe dọa nền an ning Úc

Với nhu cầu cấp thiết TT Scott Morrison âm thầm dàn xếp giữa Anh và Mỹ rất nhanh chỉ trong vòng 18 tháng đã công bố sáng kiến của bộ ba (The Trio) liên minh quốc phòng Úc Anh Mỹ ra đời có tên là AUKUS - Úc tuyên bố chấm dứt nhũng tranh cãi với Pháp - Mang theo cái hợp đồng tầu ngầm 90 tỷ của Úc với kế hoạch sẽ cho ra đời 8 đứa con Tiềm thủy Đĩnh có sức mạnh nguyên tử lực bắt đầu trong năm tới! Hiện nay có nhiều ước rất thích thú muốn tham gia với The Trio AUKUS như Singapore, Nhật, Indo v.v...Đây có thể là tiền thân cho một Nato Châu Á

Giống như Úc, các nước Á Châu sẽ cần phải tìm ra những giải pháp hay hình thành một thế lực đối đầu với thế lực mới là Tầu cộng tương tự như khối minh ước Bắc Đai Tây Dương.
Có thể The Trio AUKUS hay The Quad sẽ là những tổ chức tiền thân cho một khối quân sự mới như Tổ Chức Liên Phòng Đông Nam Á trước đây để có thể dối đầu với Trung Cộng đang hung hăng đe dọa các nước trong khu vực.

Cong Hinh Pham

Sunday 5 December 2021

NHÌN LẠI NHỮNG SÁCH LƯỢC NGOẠI GIAO KINH TẾ VÀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG QUÂN SỰ CỦA DONALD TRUMP

Nhìn lại sách lược chống lại Chủ nghĩa Xã hội - Trung Cộng và kẻ thù Mỹ của cựu TT Trump về quân sự, ngoại giao, kinh tế! Với những quyết định và hành động dứt khoát mạnh mẽ

ĐỐI KHÁNG - PHÒNG THỦ - CÓ THỂ TÂN CÔNG TIÊU DIỆT KẺ THÙ KHI CẦN THIẾT. . .

Điều Tổng Thống Trump gây ấn tương mạnh mẽ nhất cho người viết là lời tuyên chiến của ông với chủ nghĩa xã hội và cộng sản chủ nghĩa tại đai hội đồng Liên Hiêp Quốc năm 2017 cái hả hê là nhìn đại diện các nước cộng sản cứ cúi gằm mặt nghe ông lên án và trình bầy những cái xấu xa của nó.
Chưa có lãnh tụ thế giới nào dám phật ý lại Trung cộng - Chưa có vị tổng thống Mỹ nào dám chống lai Trung Cộng!
Có thể nói TT Donald Trump là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên dám đối đầu toàn diện với những nỗ lực của ĐCS Tầu hòng thống trị thế giới vào thế kỷ 21 thông qua những hành động “côn đồ” cả về quân sự, kinh tế lẫn ngoại giao.
Không giống như các đời tổng thống tiền nhiệm luôn e ngại và né tránh Tàu Cộng, Tổng thống Trump với dàn cố vấn ngoại hạng và yêu nước không kém ông không ngần ngại vạch ra chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của Tận Cận Bình - Đã bị Peter Navarro và Greg Autry đánh trúng tử huyệt bằng đấu sách CHẾT BỞI TẦU CỘNG Death By China. Riêng TT Trump ông coi mối quan hệ giữa Mỹ và Tàu Cộng không có lợi gì cả, làm phước cho đi như nuôi một tên nghèo khốn, cho việc làm, cho ăn học giờ thì nó phản chủ và ông sẽ chẳng nương tay khi trừ khử.
Ông trừng phạt Tàu Cộng với các đòn thuế quan lên tới hàng trăm tỷ đô la,
Ra lệnh các công ty lớn của Mỹ rút khỏi TQ, cổ vũ đồng minh ngừng làm ăn với đất nước này, đồng thời trừng phạt và cho vào danh sách đen hàng loạt các “ông lớn” của Tàu Cộng như ZTE, Huawei, yêu cầu Canada bắt giữ Giám đốc Tài chính của Huawei, quản thúc tại gia…
Dẹp bỏ Chương trình Trao đổi Văn hóa và Ngôn ngữ do ĐCS Tầu tài trợ cho các trường ĐH Hoa Kỳ núp dưới bóng các Viện Khổng Tử.
Ông cấm không cho Tàu Cộng tham gia cuộc tập trận quân sự quốc tế RIMPAC để “trừng phạt” nước này về tội quân sự hóa biển Đông.
Tổng thống Trump ra các tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ bà Thái Anh Văn, và phê duyệt thương vụ vũ khí lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua đối với hòn đảo này, ban hành Đạo Luật Bảo vệ Đài Loan (TAIPEI Act).
Tổng Thống Trump cũng phá vỡ mọi thể thức ngoại giao có sẵn, vô hiệu hóa các lời đe dọa của Tàu Cộng, ký ban hành đạo luật Dân chủ và Nhân quyền bảo vệ Hồng Kông (11/2019).
Ký kết Hiệp định thương mại USMCA giữa Hoa Kỳ, Mexico và Canada thay thế cho Hiệp định thương mại tự do NAFTA cũ; đạt được các hiệp định thương mại mới với Nhật Bản và Hàn Quốc; rút khỏi hiệp định TPP – vốn gây bất lợi cho nước Mỹ .và khóa cửa không cho Tầu cộng bén mảng đến các tổ chức và hiệp nghị này
Nhìn tổng quát sách lược của TT Trump là đang cách ly phong tỏa và cô lập Tầu cộng
Trong lúc vùng vẫy đế sống còn của Tầu cộng sau cái bị chẹt cổ bắt ký Thương chiến đợt một khiến con coronavirus cũng bị nghẹt thở xổng chuồng ra ngoài giết người hàng loạt tại Vũ Hán rối tới Thế giới và dẫn đầu là Mỹ hiện nay vô tình hay cố ý chưa ai biết.
Kể từ những năm 1970, các chính quyền của Hoa Kỳ đã áp dụng chính sách nhân nhượng vô nguyên tắc đối với Trung cộng, từ Nixon và Carter đến Bush, Clinton, rồi Obama. Kết quả là, Trung cộng đã gia nhập Ngân hàng Thế giới, được hưởng quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), gia nhập WTO cũng như thị trường chứng khoán và trái phiếu Hoa Kỳ.
Ông là Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị luận tội 2 lần, bị nghi thông đồng với Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ 2016, liên tục vướng vào các vụ kiện tụng, bị báo giới dòng chính ở Mỹ "tẩy chay".

Đặc biệt, trong những ngày cuối nhiệm kỳ, ông Trump còn "tuyên chiến" với các "ông lớn" công nghệ như Twitter, Facebook... và bị các mạng xã hội này cấm hoặc khóa tài khoản. Các tuyên bố của ông Trump về việc đảo ngược kết quả bầu cử Mỹ hầu hết bị các mạng xã hội gắn cờ, thậm chí yêu cầu xóa. Ông Trump cũng bị cáo buộc kích động bạo lực dẫn đến vụ bạo loạn trong tòa nhà quốc hội Mỹ. Đây là cái cớ không bằng chứng mà truyền thông báo chí thổ tả gọi là giọt nước làm tràn ly để ông bị luận tội lần thứ nhì.
Dù bị tấn công liên tục vậy, Tổng thống Trump cũng để lại nhiều di sản và thay đổi tích cực cho nước Mỹ với những thế lực núp sau hậu trường chính trị Mỹ từ bao thập niên qua với những "phi vụ" vận động hành lang của các chính trị gia gạo cội mà ông gọi là đầm lầy hay những vũng bẩn lầy lội của nền chính trị Mỹ! Đã bị Tầu cộng ảnh hưởng lũng đoan để làm việc cho chúng (gia đình Clinton, Obama Biden là điển hình)
Một trong những di sản mà ông Trump để lại cho nước Mỹ đó là một số thay đổi và điểm sáng về ngoại giao. Việc Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE) và Bahrain ký các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel hay thỏa thuận hòa bình giữa Sudan và Israel, đều do chính quyền TT Trump làm trung gian.
Nhớ lại mấy tháng trước cuộc rút quân Mỹ tồi tệ tại Afghan đã làm thiệt mạng thêm 13 binh sĩ Mỹ! Rồi lại tới cái màn trả thù thường dân đẫm máu kém cỏi của Biden!
Khiến chúng ta và người Mỹ nhớ tới sự kiện Ngũ Giác Đài tử hình hai trùm khủng bố Trung Đông tại đúng sào huyệt của chúng trước sự kinh hoàng của kẻ thù, Và tên thiếu tướng Qasem Soleimani sự bàng hoàng, tức giậncủa Iran , nhưngvới khâm phục của toàn thế giới dưới thời cựu tổng thống Donald Trump.
Chính họ Tập cũng đã bị xanh mặt trong buổi tiệc khoản đãi tại khu nghỉ dưỡng Mar-la-go của TT Trump - Ông thông báo dằn mặt cho Tập biết vừa ra lệnh nả gần 100 hỏa tiễn trừng phạt Syria vì tội dùng vũ khí hóa học giết dân lành vô tội!
Ông Trump còn là Tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử có 2 cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào các năm 2018, 2019.
Nhìn lại những bài học ngày nay khi quan hệ với Trung cộng, ông Johnson một học giả có nhiều nghiên cứu về Tầu cộng cho biết, ĐCS Tầu (CCP) đã lợi dụng Hoa Kỳ và thâm nhập vào các trường đại học và doanh nghiệp Mỹ bằng hành vi trộm cắp trí tuệ, ngay cả trong lĩnh vực quân sự và công nghệ vũ trụ. Ông rất tán thành chính sách của ông Trump đối với Trung cộng và cảnh báo người Mỹ hãy cảnh giác với con "CCP's Virus".
Ông Trevor Loudon, nhà nghiên cứu và tác giả người New Zealand, là một chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa cộng sản, cũng có cùng quan điểm ủng hộ cựu TT Trump
Thổng Thống Trump cũng làm cho người Mỹ và cả “Châu Âu và NATO bắt đầu cảm thấy mối đe dọa của ĐCS Tầu đối với thế giới tự do này.
Ông coi Đài Loan là đầu cầu quan trọng cần bảo vệ trong cuộc chiến giữa thế giới tự do và thế giới cộng sản… Đó là lý do ông đã có nhiều thay đổi chính sách ngoại giao giữa Mỹ và Đài Loan khiến Trung phải lo sợ và e dè - Nay dưới thời tổng Đần yếu hèn chúng không còn phải e sợ nữa!
Như chúng ta đã thấy nước Mỹ hiện nay, mặc dù tổng đần độn sau khi lên nắm quyền hắn đã đảo ngược nhiều sáng kiến, chính sách đối ngoại lớn có lợi cho nước Mỹ dưới thời TT Donald Trump, như theo đuổi đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran, tái gia nhập Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris, chấm dứt hỗ trợ liên minh do Saudi Arabia đứng đầu tại Yemen!
Dù cố gắng xây dựng hình tượng khác biệt giữa đương quyền và chính phủ tiền nhiệm! Nhưng Biden vẫn khong6 thể vượt lên được những di sản của TT Trump để lại - Sự tiểu nhân và hèn kém là không dám công nhận đó là công lao của người tiền nhiệm Donald Trump với những sách lược ngoại giao thành công ngoạn mục như:
1- Thỏa thuận hòa bình Abraham: Thỏa thuận hòa bình Abraham là một trong những thành tựu ngoại giao nổi bật của Mỹ dưới thời ông Trump. Thông qua vai trò bảo trợ trung gian, Mỹ đã thúc đẩy Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, Sudan và Morocco lần lượt ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Israel.
2- Hợp tác an ninh Mỹ-Saudi Arabia: Dù Biden ra quyết định ngừng hỗ trợ chiến dịch quân sự của liên minh do Saudi Arabia đứng đầu ở Yemen, nhưng vẫn tỏ ra ngu muội vì không có sáng kiên nào tốt hơn nên vẫn phải duy trì hợp tác quốc phòng với chính quyền Riyadh trong bối cảnh phiến quân Houthi tại Yemen thường xuyên mở các cuộc tấn công bằng tên lửa, rocket vào Saudi Arabia đó là một thất bại, TT Trump không cho phép làm điều đó.
3- Hồ sơ Cuba: Diễn biến mới đây ở Cuba cho thấy những tác động của lệnh cấm vận, trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với Cuba. Ông Biden có ý định quay trở lại chính sách của chính quyền Barack Obama về cho phép người Mỹ gốc Cuba gửi kiều hối về nước và dỡ bỏ một số lệnh hạn chế đi lại. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng nào cho thấy Mỹ sớm dỡ trừng phạt từng được dựng lên dưới thời TT Trump. Chính sách của Biden với Cuba vẫn đang mò mẫm trong thời kỳ rà soát biết đến bao giờ?
4- Vần đề Venezuela: Mỹ của Biden hiện giữ phần lớn các lệnh trừng phạt chống Venezuela được chính quyền tiền nhiệm Trump áp đặt trước đó. Bạch cung cũng tiếp tục công nhận thủ lĩnh đối lập Juan Guaido là “lãnh đạo”, ‘tổng thống” hợp pháp của Venezuela.
5- Thuế nhập cảng trừng phạt Trung cộng: TT Trump là người khởi xướng chiến tranh thương mại Mỹ-Tầu, với việc ra quyết định trừng phạt thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung cộng. Biden mới đây đã dỡ bỏ đòn áp thuế đối với một số đồng minh châu Âu và phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) để duy trì ổn thỏa những bất đồng thương mại. Nhưng Biden vẫn thừa hưởng những sức mạnh từ đòn phép kinh tế chứng tỏ bản lãnh của TT Trump
6- Vấn đề Đài Loan: Theo quan điểm chiến lược của cựu TT Trump - Đài Loan là đầu cầu quan trọng cần bảo vệ trong cuộc chiến giữa thế giới tự do và thế giới cộng sản : Nếu Đài Loan bị xâm lược hay bị mất sự tự do dân chủ độc lập, nước Mỹ sẽ bị nguy hiểm và có thế thế giới tự do sẽ bị ĐCS Tầu từ từ nuốt chửng trong một tương lai không xa!
Nó là mối nguy thực sự và cũng là dã tâm của Tầu cộng muốn chinh phục thế giới nếu chúng đủ mạnh, băng chứng là hiện nay theo báo chí Tầu công đang đánh bóng thổi phồng hình ảnh của họ Tập với vai lãnh tụ tốt của thế giới dang lôi kéo kéo sự cởi mở và đoàn kết các quốc gia trên thế giới theo mẫu mực "Xã Hội Dân Chủ kiểu Tâu" - ?!! Mà từ 5 ngàn năm dân Tầu chỉ là tầng lớp thấp cổ bé miệng chịu ơ mưa móc của quân chủ quan quyền và nay cũng chăng khác gì!!!
Thế giới sẽ ra sao nếu Tầu . . . . Trong khi thế giới tự do không có một lãnh tụ xứng tầm và đầy đủ bản lãnh như ông Donald Trump để đối chọi!
KẺ THÙ CỦA MỸ VÀ THẾ GIỚI NAY KHÔNG CÒN ẨN THÂN DẤU MẶT CHÚNG ĐÃ DÙNG QUYỀN LỰC MỀM KHUYNH ĐẢO VÀ ĐANG CHUYỂN QUA QUYỀN LỰC CỨNG ĐỂ THÂU PHỤC THẾ GIỚI!
Cong Hinh Pham

PHÁN XÉT LƯƠNG TRI NHÂN BẢN VÀ TÍNH ĐẠO ĐỨC CỦA NHÂN VẬT KISSINGER

  Ngày 30 tháng 11 năm 2023 Cái chết của Henry Kissinger có nên đưa ra một sự sự phán xét một người được mệnh danh là con cú ăn đêm về trò c...