Friday 25 June 2021

THỬ THÁCH VỚI MỐI NGUY LỚN NHẤT CỦA NƯỚC MỸ ĐANG PHẢI ĐỐI DIỆN



Cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng Trung cộng là mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ.
Mọi người Mỹ cần hiểu mối đe dọa đối với sự an toàn và thịnh vượng của nước Mỹ do sự tái hợp nhất của Trung cộng với tư cách là một cường quốc thế giới. Không giống như các đối thủ kinh tế và quân sự khác của Mỹ, Trung cộng là quốc gia duy nhất đủ lớn và có đủ nguồn nhân lực, tài lực để cạnh tranh với Hoa Kỳ ở mọi nơi trên thế giới. Theo quan điểm của cầm quyền cộng sản tại Bắc Kinh đã sửa lịch sử của Trung Hoa mà cho rằng: "Trung cộng có lịch sử 'thống trị thế giới lâu đời', và thế kỷ thống trị của phương Tây vừa qua chỉ là một đốm sáng ngăn hạn tạm thời".
Chiến lược của Trung Cộng để vượt qua Mỹ bao gồm sử dụng gián điệp, tống tiền, kiện cáo, xâm nhập kinh tế, đánh cắp tài sản trí tuệ, tuyên truyền và phá hoại để làm suy yếu Mỹ và củng cố đia vị của Trung cộng trên chính trường và thương trường thế giới. Nghiên cứu của Gingrich sẽ cho thấy rằng rõ ràng các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Tầu đang thực hiện theo chiến lược này trong nhiều văn bản mật của đảng và nó đang hoạt động theo kế hoạch rất tỉ mỷ.
Từ Tuyên ngôn Cộng sản (Communist Manifesto) của Karl Marx đến Liên Sô và Trung Hoa cộng sản, tuyên truyền của chủ nghĩa cộng sản luôn là phục vụ người nghèo để đạt đến chủ nghĩa quân bình. Tuy nhiên, lời nói bọc đường có độc này luôn kết thúc bằng sự tàn bạo, chủ nghĩa toàn trị đã giết chết khoảng 50 triệu người dân Trung Hoa với nhiều quốc sách sai lầm cùng với sự đói khổ cùng cực của người dân Trung Hoa vào thập niên 50/60. Nhưng nhờ sự cứu vớt của Mỹ trong thập niên 70/80 - họ Đặng một nhóm người cộng sản cao cấp ngự trị ở thượng tầng xã hội nắm bắt cơ hội đẩy mạnh lao động gia công âm thầm phát triển - Mặt khác chúng vẫn tiếp tục đàn áp người dân về tôn giáo chính trị, trong khi vơ vét làm giàu cho bản thân giòng họ, nhờ vào sự mở cửa của Hoa Kỳ và thế giới tự do.
Trên thực tế thành tựu kinh tế của Trung cộng chính là nhờ cơ hội và sự hỗ trợ mà ân nhân là Hoa Kỳ mang lại, cũng như người dân Trung Hoa cần cù lao động cần kiệm tích góp để tạo ra của cải. Trong khi đó, sự mê ngủ và ảo mộng của nước Mỹ và các nước phương Tây hòng thúc đẩy cải cách chính trị của Trung cộng thông qua phát triển kinh tế hoàn toàn không xảy ra. Thay vì gia nhập thế giới tự do về ý thức hệ, Bắc Kinh đã lớn mạnh dần lên và có thêm nguồn lực tài chính để lừa dốiđàn áp nhân dân trong nước và thúc đẩy nghị trình cộng sản của chúng trên các nghị trường tổ chức quốc tế tạo vị trí và thế đứng cạnh tranh với Mỹ trên toàn cầu.
Nhưng ngày nay với sự cầm quyền của dân chủ mới chôm được qua cuộc tuyển cử 2020, dường như Mỹ do dân chủ đang cầm quyền có thể đáp lại nỗ lực của Trung cộng, nhưng làm như vậy sẽ đòi hỏi nhiều thay đổi lớn và lựa chọn khó khăn cho các nhà lãnh đạo của Hoa kỳ trong chính phủ và kể cả khu vực tư nhân đang bị chúng kiểm soát từng phần ngay trên dất Mỹ.
Trung cộng đang mượn cuộc tấn công của cánh tả vào nước Mỹ qua cuộc bầu cử 3/11/2020 năm tháng trước đây, cách mà Trung cộng sẽ lấy mất đất nước Mỹ tươi sáng.
Đó là lý do tại sao điều quan trọng TT Trump đã phải làm trong nhiệm kỳ của ông vừa qua là phải xây dựng sự hiểu biết về thách thức nguy hiểm từ Trung cộng để có được sự đồng thuận và hỗ trợ chính trị là điều tối cần phải làm cho dân chúng Hoa Kỳ.
THEO TT DONALD TRUMP ĐÓ LÀ CUỘC CHIẾN VÌ LINH HỒN CỦA NƯỚC MỸ.
Phóng biên
Cong Hinh Pham

Saturday 19 June 2021

THỰC CHẤT CỦA VIỆC TỔNG ĐẦN CHỐNG TẦU QUA CHUYẾN "HÀI DU HÍ NGÔN" THĂM VIẾNG BẦU ÂU TRÂU GIÀ VÀ KHỐI NATO CHIA BÈ RỆU RÃO NẾU KHÔNG CÓ MỸ.



Báo chí truyền thông khuynh tả Mỹ tạo dáng vẻ bề ngoài của cầm quyền của cả giầu tổng tề Biden dường như đang rất căng thẳng với cầm quyền Trung cộng khi thành lập các liên minh và đá quả bóng "chống Tầu" sang trách nhiệm cho các liên minh này. Có lẽ, cho tới nay, hành động chống Tầu mạnh mẽ nhất mà cầm quyền tổng Đần làm được là ra tuyên bố chung với 14 nước thành viên của EU, với Nhật Bản (chỉ nói và làm dáng chống - Nhưng chưa dám làm gì ảnh hưởng thực sự rơi rớt đến 1 sợi lông của Tầu)... Về vi phạm nhân quyền của Trung cộng tại Tân Cương. Báo chí cánh tả ủng hộ tổng Đần liên tiếp thổi phồng giật tít "căng thẳng với Trung cộng leo thang từ khi bắt đầu nhiệm kỳ của Tổng Bị Đần"...
Nhưng sự căng thẳng đó, thật đáng buồn chỉ nằm trên các tuyên bố. Trung cộng đâu còn sợ những tuyên bố đại loại như vậy hay sao? Nhiều thập kỷ qua, Trung cộng bí mật âm thầm che đậy quá nhiều tội ác đẫm máu, các cáo buộc về nhân quyền, dân chủ, thậm chí là diệt chủng máu lạnh chưa bao giờ làm Trung cộng e ngại hay lo sợ. Trung cộng vẫn luôn mạnh lên trước những thỏa hiệp của thế giới về các lợi ích gắn liền với sự thỏa hiệp ấy .
- Trung cộng chỉ thật sự suy yếu đi và e dè lo ngại, khi bị các đòn thấm đau tức thì do áp thuế, trừng phạt thương mại, tài chính kiểu đối kháng mạnh mẽ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump mà thôi.
Sự thật là, thế lực Trung cộng, ngay khi cả giầu tổng Đần bắt đầu tại vị, chúng đang trỗi dậy, hung hăng hơn bao giờ hết tại các điểm nóng nhất trên toàn cầu, vừa dạy dỗ Mỹ về nhân quyền ở Alaska hồi tháng Ba, vừa hợp tác chiến lược với Iran ở Trung Đông, vừa đưa thuyền chiến, dàn khoan ra Biển Đông và ngày một gay gắt hơn về vấn đề Đài Loan, khi đem hàng chục phi đoàn chiến đấu với pháo đài bay xâm phạm không phận Đài Loan khong e dè...
Nhận định rằng cầm quyền cả giầu tổng Đần đang thanh toàn cống lược "toàn nhà cầu hóa" với "Giấc mộng Trung Hoa" cho ĐCS Tầu cũng rất đúng.
Đã từ lâu chính phủ Mỹ sau khi bắt tay với Tầu cộng, đã coi cái "bình phong" hay cái "dù" che chắn Nato không còn cần thiết như lực cân bằng chính yếu là lực lượng quân sự của Mỹ đóng quân dàn trận tại Âu "trâu" già với Soviet Union, nhất là kể từ năm 1989 sau những con cờ domino cộng sản tại Đông Âu thi nhau nghiêng ngả rồi sụp đổ cuối cùng năm 1991 chính cái nôi cộng sản Soviet Union lật úp và khối liên minh quân sự của cộng sản Warszawa (Vác sa va) cũng rã bè chìm xuồng. Mỹ đã thấy chi tiêu chỉ bảo vệ cho Âu trâu già có nhiều phi lý, vì sự vô trách nhiệm của họ với an ninh quốc phòng của chính các nước Âu châu, họ chưa bao giờ đóng góp chi phí cho khối đủ 2% GDP như đã cam kết, đùn trách nhiệm cho Hoa kỳ, với những chi phí khổng lồ mà dân đóng thuế Mỹ phải è cổ bỏ ra hằng năm cho họ.
Thay vì trân trọng sự hiện diện và đóng góp của nước Mỹ! Đức quốc, từ khi có mụ Merkel gốc cộng lúc nào cũng với thái độ vô ơn chống lại Mỹ, ngay cả khi chực mó Obama lúc tại quyền đã không ngừng tung tiền quy lụy đám bầu Âu trâu già. Nhưng cũng vẫn bị mụ ta lôi kéo thêm bọn bầu Âu trâu già, trâu non như 'Nhờ ôm má vú em' Ma càron (Emmanuel Macron) càng khinh thường nước Mỹ hơn - Cho tới khi TT Trump cảnh báo và rút lại nhiều chi tiêu, chỉnh đốn, điều phối lại quân bị từ Đức sang Ba lan - Chúng càng bực bội vì mất chiếc dù che miễn phí từ Mỹ.
- Nay tổng Đần cả giầu lại đem cái ngu của 'Ô chực mó' trở lại We Back - "Back from where N to where???!!!" - Còn khuyến khích đám bầu Âu trâu non già bắt tay quy thuận Tầu cộng với những quy chế mới của Big Hi-Tech & Big Social Media về kiểm soát & xử trí những thông tin cá nhân và nhu cầu khách hàng toàn cầu !!!.
- Không những thế 'tổng Đần' còn bị 'tổng Độc' Putin đạp lên đầu một cách nhục nhã trong cuộc hop "hạ đỉnh" do câu hỏi về nhân quyền và thủ tiêu đối lập, của phóng viên thổ tả đưa ra với Putin - Nhờ chính những tình cảnh, hình ảnh thất nhân quyền bạo loạn tại Mỹ bởi chính "do chủ chấn" tạo ra như: tề thiên đại thánh George Floyd - Bơ Lờ Mờ và kỳ thị bạo hành người Mỹ gốc Á từ khi cúm Tầu COVID-19 lan tràn trên đất Mỹ và thế giới.!!! Nên Putin đã trấn đầu cả giầu xuống đống phân Tầu với những giấc mơ xuân ngủ và rất khôn cho Tầu lòi của hắn!!!.

Cong Hinh Pham
Phóng Biên




Saturday 12 June 2021

Bản Hiến Pháp đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa - Một giá trị mà lịch sử Việt Nam không thể phủ bỏ.


Những tự hào ngất trời và ngàn đời tri ân của người dân Việt về Ban Hiến pháp đầu tiên của nền cộng hòa Việt Nam với xương máu của những Lãnh tụ - Tướng lãnh và tất cả những Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh tính mạng đền nợ nước bảo vệ chính nghĩa tự do với nền Cộng Hòa non trẻ đầy nhân bản và lòng yêu nước yêu tự do dân chủ của quốc gia VIỆT NAM.

. . Ý thức rằng Hiến Pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan; Nguyện vọng ấy là:
1-Củng cố Độc lập chống mọi hình thức xâm lăng thống trị.
2- Bảo vệ tự do cho mỗi người và cho dân tộc.
3-Xây dựng dân chủ về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cho toàn dân trong sự tôn trọng nhân vị.




HIẾN-PHÁP VIỆT-NAM CỘNG-HOÀ
1956
LỜI MỞ ĐẦU
-Tin tưởng ở tương lai huy hoàng bất diệt của Quốc Gia và Dân Tộc Việt Nam mà lịch sử tranh đấu oai hùng của tổ tiên và ý chí quật cường của toàn dân đảm bảo;
-Tin tưởng ở sự trường tồn của nền văn minh Việt Nam, căn cứ trên nền tảng duy linh mà toàn dân đều có nhiệm vụ phát huy;
-Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà sự phát triển tự do, điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải là mục đích của mọi hoạt động Quốc Gia;
Chúng tôi, Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến:
Ý thức rằng Hiến Pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan; Nguyện vọng ấy là:
Củng cố Độc lập chống mọi hình thức xâm lăng thống trị;
Bảo vệ tự do cho mỗi người và cho dân tộc;
Xây dựng dân chủ về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cho toàn dân trong sự tôn trọng nhân vị;
Ý thức rằng quyền hưởng tự do chỉ được bảo toàn khi năng lực phục tùng lý trí và đạo đức, khi nền an ninh tập thể được bảo vệ và những quyền chính đáng của con người được tôn trọng;
Ý thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông và di dân quốc tế, dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.
Sau khi thảo luận, chấp nhận bản Hiến Pháp sau đây:
THIÊN THỨ NHẤT:
Điều khoản căn bản
Điều 1
Việt Nam là một nước Cộng Hoà, Độc Lập, Thống Nhất, lãnh thổ bất khả phân.
Điều 2
Chủ quyền thuộc về toàn dân.
Điều 3
Quốc dân ủy nhiệm vụ Hành Pháp cho Tổng Thống dân cử, và nhiệm vụ Lập Pháp cho Quốc Hội cũng do dân cử.
Sự phân nhiệm giữa Hành Pháp và Lập Pháp phải rõ rệt. Hoạt động của các cơ quan Hành Pháp và Lập Pháp phải được điều hòa.
Tổng Thống lãnh đạo Quốc dân.
Điều 4
Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp có nhiệm vụ bảo vệ Tự do, Dân chủ, chính thể Cộng Hoà, và trật tự công cộng. Tư Pháp phải có một quy chế bảo đảm tính cách độc lập.
Điều 5
Mọi người dân không phân biệt nam nữ sinh ra bình đẳng về phẩm cách, quyền lợi, và nhiệm vụ, và phải đối xử với nhau theo tinh thần tương thân tương trợ.
Quốc Gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của con người trong cương vị cá nhân, hay trong cương vị tập thể.
Quốc Gia cố gắng tạo cho mọi người những cơ hội đồng đều và những điều kiện cần thiết để thụ hưởng quyền lợi và thực hành nhiệm vụ.
Quốc Gia tán trợ sự khuếch trương kinh tế, phát huy văn hóa, khai triển khoa học và kỹ thuật.
Điều 6
Người dân có những nhiệm vụ đối với tổ quốc, với đồng bào, mục đích là để thực hiện sự phát triển điều hòa và đầy đủ nhân cách của mọi người.
Điều 7
Những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với các nguyên tắc ghi trong Hiến Pháp.
Điều 8
Nước Việt Nam Cộng Hoà chấp nhận những nguyên tắc quốc tế pháp không trái với sự thực hiện chủ quyền Quốc Gia và sự bình đẳng giữa các dân tộc.
Quốc Gia cố gắng góp phần xây dựng và bảo vệ nền an ninh và hòa bình quốc tế cùng duy trì và phát triển sự liên lạc thân hữu giữa các dân tộc trên căn bản tự do và bình đẳng.
THIÊN THỨ HAI:
Quyền lợi và nhiệm vụ người Dân
Điều 9
Mọi người dân đều có quyền sinh sống tự do và an toàn.
Điều 10
Không ai có thể bị bắt bớ, giam giữ tù đày, một cách trái phép.
Trừ trường hợp phạm pháp quả tang, chỉ có thể bắt giam khi có câu phiếu của cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp và theo hình thức luật định. Theo thể thức luật định các bị can về tội đại hình hoặc tiểu hình có quyền lựa chọn hoặc yêu cầu chỉ định người biện minh cho mình.
Điều 11
Không ai có thể bị tra tấn hoặc chịu những hình phạt hay những cách đối xử tàn bạo, bất nhân, hoặc làm mất phẩm cách.
Điều 12
Đời tư, gia đình, nhà cửa, phẩm giá, và thanh danh của mọi người dân phải được tôn trọng.
Tánh cách riêng tư của thư tín không thể bị xâm phạm, trừ khi có lệnh của Tòa án hoặc khi bảo vệ an ninh công cộng hay duy trì trật tự chung.
Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những đe dọa hoặc xâm phạm trái phép.
Điều 13
Mọi người dân có quyền tự do đi lại và cư trú trên lãnh thổ quốc gia, ngoại trừ trường hợp luật pháp ngăn cấm vì duyên cơ vệ sinh hay an ninh công cộng.
Mọi người dân có quyền tự do xuất ngoại trừ trường hợp luật pháp hạn chế vì lý do anh ninh quốc phòng, kinh tế, tài chánh hay lợi ích công cộng.
Điều 14
Mọi người dân đều có quyền và có bổn phận làm việc. Việc làm như nhau, tiền công bằng nhau.
Người làm việc có quyền hưởng thù lao xứng đáng đủ để bảo đảm cho bản thân và cho gia đình một đời sống hợp với nhân phẩm.
Điều 15
Mọi người dân đều có quyền tự do tư tưởng và trong khuôn khổ luật định, có quyền tự do hội họp và lập hội.
Điều 16
Mọi người dân có quyền tự do ngôn luận. Quyền này không được dùng để vu cáo, phỉ báng, xâm phạm đến nền đạo lý công cộng, hô hào nổi loạn, hoặc lật đổ chính thể Cộng Hoà.
Mọi người dân đều được hưởng quyền tự do báo chí để tạo thành một dư luận xác thực và xây dựng mà Quốc Gia có nhiệm vụ bảo vệ chống lại mọi hành vi xuyên tạc sự thực.
Điều 17
Mọi người dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do hành giáo, và tự do truyền giáo, miễn là sử dụng quyền ấy không trái với luân lý và thuần phong mỹ tục.
Điều 18
Theo thể thức và điều kiện luật định, mọi người dân đều có quyền bầu cử, ứng cử, tham gia điều khiển việc công hoặc trực tiếp, hoặc do những đại diện của mình.
Điều 19
Mọi người dân đều có quyền tham gia công vụ tùy theo năng lực trên căn bản bình đẳng.
Điều 20
Quốc Gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu. Luật pháp ấn định thể thức thủ đắc và hưởng thụ để ai ai cũng có thể trở thành sở hữu chủ và để bảo đảm cho con người đời sống xứng đáng và tự do, đồng thời xây dựng nền thịnh vượng xã hội.
Trong những trường hợp luật định và vợi điều kiện có bồi thường, Quốc Gia có thể trưng thu tài sản vì công ích.
Điều 21
Quốc Gia tán trợ việc nhân dân sử dụng của đẻ dành để thủ đắc nhà ở, ruộng cày, và cổ phần trong các xí nghiệp.
Điều 22
Mọi người dân đều có quyền tổ chức những hợp tác kinh tế, miễn là không có mục đích chiếm trái phép để đầu cơ và thao túng kinh tế.
Quốc Gia khuyến khích và tán trợ sự hợp tác có tính cách tương trợ và không có mục đích đầu cơ.
Quốc Gia không thừa nhận chế độ độc quyền kinh doanh hoặc độc chiếm, ngoại trừ những trường hợp luật định vì nhu cầu quốc phòng, an ninh, hay vì lợi ích công cộng.
Điều 23
Quyền tự do nghiệp đoàn và quyền đình công được công nhận và sử dụng theo thể thức và điều kiện luật định.
Công chức không có quyền đình công.
Quyền đình công không được thừa nhận đối với nhân viên và công nhân trong các ngành hoạt động liên quan đến quốc phòng, an ninh công cộng, hoặc các nhu cầu cần thiết của đời sống tập thể.
Một đạo luật sẽ ấn định những ngành hoạt động kể trên và bảo đảm cho nhân viên và công nhân các ngành này một quy chế đặc biệt, mục đích là để bảo vệ các nhân viên và công nhân trong các ngành ấy.
Điều 24
Trong giới hạn của khả năng và sự phát triển kinh tế Quốc Gia sẽ ấn định những biện pháp cứu trợ hữu hiệu trong các trường hợp thất nghiệp, già yếu, bệnh tật, thiên tai hoặc những cảnh hoạn nạn khác.
Điều 25
Quốc Gia công nhận gia đình là nền tảng của xã hội. Quốc Gia khuyến khích, nâng đỡ sự thành lập gia đình, sự thực hiện sứ mạng gia đình, nhất là trong sự thai nghén, sinh đẻ, dưỡng dục hài nhi.
Quốc Gia tán trợ sự thuần nhứt của gia đình.
Điều 26
Quốc Gia cố gắng cho mọi người dân một nền giáo dục cơ bản có tính cách bắt buộc và miễn phí.
Mọi người dân có quyền theo đuổi học vấn.
Những người có khả năng mà không có phương tiện riêng sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn.
Quốc Gia thừa nhận phụ huynh có quyền chọn trường cho con em, các đoàn thể và tư nhân có quyền mở trường theo điều kiện luật định.
Quốc Gia có thể công nhận các trường tư thục đại học và cao đẳng chuyên nghiệp hội đủ điều kiện luật định. Văn bằng do những trường ấy cấp phát có thể được Quốc Gia thừa nhận.
Điều 27
Mọi người đều có quyền tham gia hoạt động văn hóa và khoa học, cùng hưởng thụ nghệ thuật và lợi ích của những tiến bộ kỹ thuật.
Tác giả được pháp luật bảo vệ những quyền lợi tinh thần và vật chất liên quan tới mọi phát minh khoa học, sáng tác văn chương hoặc nghệ thuật.
Điều 28
Quyền của mỗi người dân được sử dụng theo những thể thức và điều kiện luật định.
Quyền của mỗi người dân chỉ chịu những sự hạn chế do luật định đẻ tôn trọng quyền của những người khác cùng là thỏa mãn những đòi hỏi đích đáng của sự an toàn chung, nền đạo lý, trật tự công cộng, quốc phòng.
Ai lạm dụng các quyền được công nhận trong Hiến Pháp để phá hoại chánh thể Cộng Hoà, chế độ Dân chủ, Tự do và nền Độc lập, Thống nhứt quốc gia sẽ bị truất quyền.
Điều 29
Mọi người dân đều có nhiệm vụ tôn trọng và bảo vệ Hiến Pháp và Luật pháp.
Mọi người dân đều có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chính thể Cộng Hoà, nền tự do, dân chủ.
Ai ai cũng phải làm tròn nhiệm vụ quân dịch theo thể thức và trong giới hạn luật định.
Mọi người dân đều có nhiệm vụ góp phần vào sự chi tiêu công cộng tùy theo khả năng đóng góp của mình.
THIÊN THỨ BA:
Tổng Thống
Điều 30
Tổng Thống được bầu theo lối đầu phiếu phổ thông trực tiếp và kín, trong một cuộc tuyển cử mà cử tri toàn quốc được tham gia. Một đạo luật sẽ quy định thể thức bầu cử Tổng Thống.
Phó Tổng Thống được bầu một lần với Tổng Thống chung một danh sách.
Điều 31
Có quyền ứng cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống những công dân hội đủ các điều kiện sau đây:
1. Sinh trên lãnh thổ Việt Nam và có quốc tịch Việt Nam liên tục từ khi mới sinh, hoặc đã hồi phục Việt tịch trước ngày ban hành Hiến Pháp.
2. Cư ngụ trên lãnh thổ quốc gia một cách liên tục hay không trong một thời gian ít nhất 15 năm.
3. Đủ 40 tuổi.
4. Hưởng các quyền công dân.
Chức vụ Tổng Thống và Phó Tổng Thống không thể kiêm nhiệm với bất cứ một hoạt động nào trong lãnh vực tư dù có thù lao hay không.
Điều 32
Nhiệm kỳ Tổng Thống và Phó Tổng Thống là năm năm. Tổng Thống và Phó Tổng Thống có thể được tái cử hai lần nữa.
Điều 33
Nhiệm kỳ Tổng Thống và Phó Tổng Thống chấm dứt đúng 12 giờ trưa ngày cuối cùng tháng thứ sáu mươi kể từ ngày tựu chức và nhiệm kỳ của Tân Tổng Thống và Tân Phó Tổng Thống bắt đầu lúc ấy.
Nhiệm vụ Tổng Thống và Phó Tổng Thống có thể chấm dứt trước kỳ hạn, trong những trường hợp sau đây:
1. Mệnh chung.
2. Vì bịnh tật trầm trọng và kéo dài, không còn năng lực để chấp chưởng quyền hành và làm tròn nhiệm vụ. Sự mất năng lực này phải được Quốc Hội xác nhận với đa số 4/5 tổng số Dân Biểu sau các cuộc giám định và phản giám định y khoa.
3. Từ chức, và sự từ chức này phải được thông đạt cho Quốc Hội.
4. Bị truất quyền do quyết định của Đặc Biệt Pháp Viện chiếu Điều 81.
Điều 34
Cuộc bầu cử Tân Tổng Thống và Tân Phó Tổng Thống sẽ cử hành vào ngày chủ nhật, ba tuần lễ trước khi nhiệm kỳ của Tổng Thống tại chức chấm dứt.
Trong trường hợp nhiệm vụ Tổng Thống chấm dứt trước kỳ hạn, Phó Tổng Thống sẽ đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống cho đến hết nhiệm kỳ.
Trong trường họp dự liệu ở đoạn trên, nếu không có Phó Tổng Thống, hoặc nếu Phó Tổng Thống, vì một lý do gì, không thể đảm đương nhiệm vụ, Chủ tịch Quốc Hội tạm thời đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống để xử lý thường vụ và tổ chức một cuộc bầu cử Tân Tổng Thống và Tân Phó Tổng Thống trong thời hạn tối đa hai tháng. Trong trường hợp này, đệ nhất Phó Chủ tịch Quốc Hội quyền nhiếp chức vụ Chủ tịch Quốc Hội.
Điều 35
Tổng Thống ký kết, và sau khi được Quốc Hội chấp thuận, phê chuẩn các điều ước và hiệp định quốc tế.
Tổng Thống bổ nhiệm các sứ thần, tiếp nhận ủy nhiệm thư của các đại diện ngoại giao, thay mặt Quốc Gia trong việc giao thiệp với ngoại quốc.
Điều 36
Với sự thỏa thuận của một nửa tổng số Dân Biểu Quốc Hội, Tổng Thống tuyên chiến hoặc phê chuẩn hòa ước.
Điều 37
Tổng Thống bổ nhiệm và cách chức tất cả các công chức dân sự và quân sự theo thủ tục luật định, ngoại trừ những trường hợp mà Hiến Pháp ấn định một thủ tục đặc biệt.
Tổng Thống là Tổng tư lệnh tối cao của các lực lượng quân sự.
Tổng Thống ban các loại huy chương.
Tổng Thống sử dụng quyền ân xá, ân giảm, hoán cải hình phạt, và huyền án.
Điều 38
Trong trường hợp chiến tranh hoặc nội loạn, những chức vụ dân cử định trong Hiến Pháp sẽ đương nhiên được gia hạn khi mãn nhiệm kỳ.
Trong trường hợp một đơn vị bầu cử bị đặt trong tình trạng khẩn cấp, báo động, hoặc giới nghiêm, Tổng Thống có thể gia hạn nhiệm kỳ Dân Biểu đơn vị ấy.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử toàn bộ hay cục bộ phải được tổ chức chậm nhất là sáu tháng sau khi những tình trạng đặc biệt kể ở hai đoạn trên chấm dứt.
Điều 39
Tổng Thống tiếp xúc với Quốc Hội bằng thông điệp.
Tổng Thống có thể dự các phiên họp Quốc Hội và tuyên bố trước Quốc Hội.
Mỗi năm vào đầu khóa họp thường lệ thứ nhì và mỗi khi thấy cần, Tổng Thống thông báo cho Quốc Hội biết tình hình Quốc Gia và chánh sách đối nội, đối ngoại của Chính phủ.
Điều 40
Với sự thỏa thuận của Quốc Hội, Tổng Thống có thể tổ chức trưng cầu dân ý. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý phải được Tổng Thống và Quốc Hội tôn trọng.
Điều 41
Giữa hai khóa họp Quốc Hội, Tổng Thống vì lý do khẩn cấp có thể ký sắc luật. Các sắc luật này phải được chuyển đến Văn phòng Quốc Hội ngay sau khi ấy.
Trong khóa họp thường lệ tiếp cận, nếu Quốc Hội không bác bỏ, các sắc luật ấy sẽ được coi hẳn như những đạo luật.
Điều 42
Trong tình trạng khẩn cấp, chiến tranh, nội loạn, khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính, Quốc Hội có thể biểu quyết một đạo luật ủy cho Tổng Thống, trong một thời gian, với những hạn định rõ, quyền ký các sắc luật để thực hiện chánh sách mà Quốc Hội ấn định trong đạo luật ủy quyền. Các sắc luật phải được chuyển đến Văn phòng Quốc Hội ngay sau khi ký. 30 ngày sau khi mãn thời hạn đã ấn định trong đạo luật ủy quyền, nếu Quốc Hội không bác bỏ, các sắc luật ấy sẽ được coi hẳn như những đạo luật.
Điều 43
Trong trường hợp ngân sách không được Quốc Hội chung quyết trong thời hạn ấn định ở Điều 60, Tổng Thống có thể ký sắc luật ngân sách cho tài khóa sau.
Mỗi tam cá nguyệt Tổng Thống có thể thi hành một phần tư của ngân sách cho đến khi Quốc Hội chung quyết xong đạo luật ngân sách.
Trong đạo luật ngân sách, Quốc Hội phải giải quyết các hậu quả gây nên do việc bác bỏ hoặc sửa đổi những điều khoản của sắc luật ngân sách.
Điều 44
Tổng Thống có thể ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp, báo động hoặc giới nghiêm trong một hay nhiều vùng; các sắc lệnh này có thể tạm đình chỉ sự áp dụng một hoặc nhiều đạo luật tại những vùng đó.
Điều 45
Khi nhậm chức, Tổng Thống tuyên thệ như sau:
Tôi long trọng tuyên thệ:
Tận lực cố gắng làm tròn nhiệm vụ Tổng Thống;
Tôn trọng giữ gìn và bảo vệ Hiến Pháp;
Trung thành phụng sự Tổ quốc và hết lòng phục vụ lợi ích công cộng.
Điều 46
Tổng Thống, có Phó Tổng Thống, các Bộ trưởng và Thứ trưởng phụ tá. Các Bộ trưởng do Tổng Thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng Thống.
Điều 47
Các Bộ trưởng và Thứ trưởng có thể hội kiến với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc Hội, và các Chủ tịch Ủy ban để giải thích về các vấn đề liên hệ với Lập Pháp.
THIÊN THỨ TƯ:
Quốc Hội
Chương Một. – Dân Biểu
Điều 48
Đạo luật tuyển cử ấn định số Dân Biểu Quốc Hội và các đơn vị bầu cử.
Điều 49
Dân Biểu được bầu cử theo lối đầu phiếu phổ thông, trực tiếp và kín, theo những thể thức và điều kiện do đạo luật tuyển cử quy định.
Điều 50
Có quyền ứng cử Dân Biểu những người:
– Có quốc tịch Việt Nam liên tục từ khi mới sinh, hoặc đã nhập Việt tịch ít nhất năm năm, hoặc đã hồi phục Việt tịch ít nhất ba năm trừ những người đã hồi phục Việt tịch trước ngày ban hành Hiến Pháp;
– Hưởng các quyền công dân;
– Đủ 25 tuổi tới ngày đầu phiếu;
– Hội đủ các điều kiện khác dự liệu trong đạo luật tuyển cử.
Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt những người nhập Việt tịch có công trạng với Tổ quốc hoặc những người hồi phục Việt tịch có thể được Tổng Thống ký sắc lệnh giảm thời hạn năm hoặc ba năm ghi trên.
Điều 51
Nhiệm kỳ Dân Biểu là ba năm. Các Dân Biểu có thể được tái cử.
Cuộc bầu cử Quốc Hội mới sẽ cử hành một tháng trước khi pháp nhiệm chấm dứt.
Điều 52
Khi một Dân Biểu từ chức, mệnh chung, hoặc chấm dứt nhiệm vụ vì bất cứ một nguyên nhân nào, cuộc bầu cử Dân Biểu thay thế sẽ được cử hành trong hạn ba tháng.
Sẽ không bầu Dân Biểu thay thế, nếu sự khống khuyết xẩy ra không đầy sáu tháng trước khi mãn pháp nhiệm.
Điều 53
Nhiệm vụ Dân Biểu không thể kiêm nhiệm với một công vụ được trả lương hay nhiệm vụ dân cử khác. Công chức đắc cử phải nghỉ giả hạn, quân nhân đắc cử phải giải ngũ.
Nhiệm vụ Dân Biểu không thể kiêm nhiệm với những chức vụ Bộ trưởng và Thứ trưởng.
Tuy nhiên, Dân Biểu có thể đảm nhận những công vụ đặc biệt liên tục không quá (12) mười hai tháng và thời gian đảm nhận công vụ tổng cộng không quá nửa thời kỳ pháp nhiệm. Trong thời gian đảm nhận công vụ, Dân Biểu không có quyền thảo luận và biểu quyết tại Quốc Hội hoặc tại các Ủy ban của Quốc Hội.
Dân Biểu có thể phụ trách giảng huấn tại các trường cấp bậc đại học và kỹ thuật cao đẳng.
Trong bất kỳ trường hợp nào, Dân Biểu không thể tham dự những cuộc đấu thầu hoặc ký hợp đồng với các cơ quan chính quyền.
Điều 54
Không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay kết án một Dân Biểu vì những lời nói hoặc vì những sự biểu quyết tại Quốc Hội hoặc tại các Ủy ban Quốc Hội.
Ngoại trừ trường hợp phản quốc, xâm phạm an ninh Quốc Gia hoặc đương trường phạm pháp, không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay xét xử một Dân Biểu trong suốt thời gian các khóa họp Quốc Hội, kể cả thời gian đi họp và họp về.
Chương Hai – Quyền hành của Quốc Hội.
Điều 55
Quốc Hội biểu quyết các đạo luật.
Quốc Hội chấp thuận các điều ước và các hiệp định quốc tế.
Chương Ba – Thủ tục Lập Pháp
Điều 56
Dân Biểu có thể đưa ra Quốc Hội xét các dự án luật,
Tổng Thống có thể đưa ra Quốc Hội xét các dự thảo luật.
Điều 57
Các dự án và dự thảo luật được Quốc Hội chấp thuận sẽ chuyển đến Tổng Thống trong thời hạn bảy ngày tròn.
Tổng Thống phải ban hành các đạo luật trong thời hạn ba mươi ngày tròn kể từ ngày tiếp nhận. Trong trường hợp khẩn cấp do Quốc Hội tuyên bố, thời hạn ban hành sẽ rút ngắn còn bảy ngày tròn.
Điều 58
Trong thời hạn ban hành, Tổng Thống có thể gởi thông điệp viện dẫn lý do yêu cầu Quốc Hội phúc nghị một hay nhiều điều khoản đã được chấp thuận.
Khi phúc nghị, nếu Quốc Hội không đồng ý sửa đổi theo thông điệp Tổng Thống thì Quốc Hội sẽ chung quyết bằng một cuộc minh danh đầu phiếu với đa số ba phần tư tổng số Dân Biểu Quốc Hội.
Điều 59
Trong thời hạn ấn định ở Điều 57, nếu Tổng Thống không ban hành hoặc không chuyển hoàn bản văn mà Quốc Hội đã thông qua, bản văn ấy sẽ đương nhiên thành luật.
Điều 60
Dự thảo ngân sách phải gởi tới Văn phòng Quốc Hội trước ngày ba mươi tháng Chín.
Ngân sách phải được chung quyết trước ngày ba mươi mốt tháng Chạp.
Điều 61
Dân Biểu có quyền đề khởi các khoản chi mới, nhưng đồng thời phải đề nghị các khoản thu tương đương.
Chương Tư – Điều hành Quốc Hội.
Điều 62
Quốc Hội nhóm họp những khóa thường lệ hoặc bất thường.
Điều 63
Hằng năm có hai khóa họp thường lệ: một khóa đương nhiên bắt đầu ngày thứ hai đầu tiên trong tháng tư dương lịch, và một khóa đương nhiên bắt đầu ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng Mười dương lịch.
Mỗi khóa họp thường lệ không lâu quá ba tháng.
Điều 64
Quốc Hội phải được triệu tập nhóm họp các khóa bất thường nếu có sự yêu cầu của Tổng Thống hoặc quá nửa tổng số Dân Biểu Quốc Hội.
Trong trường hợp Tổng Thống yêu cầu triệu tập, nghị trình khóa họp bất thường do Tổng Thống ấn định.
Trong trường hợp Dân Biểu yêu cầu triệu tập, nghị trình khóa họp bất thường do Văn phòng Quốc Hội ấn định.
Thời gian mỗi khóa họp bất thường của Quốc Hội không được quá ba mươi ngày.
Điều 65
Quốc Hội nhóm họp công khai. Tuy nhiên, Quốc Hội họp kín nếu quá nửa số Dân Biểu hiện diện hoặc Tổng Thống yêu cầu.
Các bản tường thuật y nguyên cuộc thảo luận và các tài liệu xuất trình tại Quốc Hội sẽ được đăng trong Công báo, ngoại trừ trường hợp Quốc Hội họp kín.
Điều 66
Để kiểm soát tánh cách hợp thức cuộc bầu cử các Dân Biểu, Quốc Hội sẽ chỉ định một Ủy ban kiểm soát để phụ trách việc phúc trình về vấn đề này.
Quốc Hội có trọn quyền định đoạt.
Điều 67
Quốc Hội bầu Văn phòng gồm có Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 1 Tổng Thơ ký, 3 Phó Tổng Thơ ký, và một số nhân viên cần thiết.
Quốc Hội chỉ định các Ủy ban.
Điều 68
Quốc Hội ấn định nội quy, nhất là các vấn đề sau:
– Tổ chức nội bộ Quốc Hội và Văn phòng;
– Thủ tục Quốc Hội và quyền hạn Văn phòng;
– Kỷ luật trong Quốc Hội và các sự chế tài về kỷ luật;
– Thành phần và quyền hạn các Ủy ban.
Điều 69
Một dự án hoặc dự thảo luật được Quốc Hội chấp thuận chỉ có giá trị nếu hội đủ đa số một phần ba tổng số Dân Biểu.
THIÊN THỨ NĂM:
Thẩm Phán
Điều 70
Để thi hành nhiệm vụ ấn định ở Điều 4, Tư Pháp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng của mọi người trước pháp luật và nguyên tắc độc lập của Thẩm Phán xử án.
Điều 71
Thẩm Phán xử án quyết định theo lương tâm mình, trong sự tôn trọng luật pháp và quyền lợi Quốc Gia.
Điều 72
Dưới sự kiểm soát của Bộ Tư Pháp, Thẩm Phán công tố, trông coi, và theo dõi sự áp dụng luật pháp, sự tôn trọng đạo lý và trật tự công cộng.
Điều 73
Sẽ thiết lập một Thượng Hội Đồng Thẩm Phán có nhiệm vụ góp phần trông coi sự áp dụng quy chế Thẩm Phán xử án.
Tổ chức, điều hành, và quyền hạn của Thượng Hội Đồng sẽ do luật định.
THIÊN THỨ SÁU:
Đặc Biệt Pháp Viện
Điều 74
Đặc Biệt Pháp Viện là một tòa án đặc biệt có thẩm quyền xét xử Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Chánh án Tòa Phá án, và Chủ tịch Viện Bảo Hiến, trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội.
Điều 75
Đặc Biệt Pháp Viện gồm có:
– Chánh án Tòa Phá án, Chánh án;
– Mười lăm Dân Biểu do Quốc Hội bầu ra mỗi nhiệm kỳ, Hội thẩm.
Khi Chánh án Tòa Phá án là bị can, Chủ tịch Viện Bảo Hiến sẽ ngồi ghế Chánh án.
Điều 76
Ban Điều Tra của Đặc Biệt Pháp Viện gồm năm Dân Biểu do Quốc Hội bầu ra mỗi nhiệm kỳ.
Điều 77
Sự khởi tố theo các điều kiện sau:
a-Phải có một bản đề nghị viện dẫn lý do, được ba phần năm tổng số Dân Biểu Quốc Hội ký tên, nạp tại Văn phòng Quốc Hội mười lăm ngày trước khi thảo luận;
b-Đề nghị đó phải được hai phần ba tổng số Dân Biểu Quốc Hội chấp thuận.
c-Các Dân Biểu trong Đặc Biệt Pháp Viện và trong Ban Điều Tra không được quyền đề nghị khởi tố và biểu quyết về đề nghị này.
Điều 78
Nhiệm vụ của đương sự bị đình chỉ từ khi Quốc Hội biểu quyết truy tổ đến khi Đặc Biệt Pháp Viện phán quyết.
Trong thời gian này sự quyền nhiếp sẽ theo thể thức định ở Điều 34, đoạn 2 và 3.
Điều 79
Ban Điều Tra có quyền đòi hỏi nhân chứng và đòi các cơ quan liên hệ xuất trình các hồ sơ và tài liệu mật.
Ban Điều Tra sẽ làm tờ trình trong thời hạn hai tháng trước khi được Đặc Biệt Pháp Viện triển hạn một tháng nữa.
Điều 80
Đặc Biệt Pháp Viện họp để nghe Ban Điều Tra và đương sự trình bày và phán quyết theo đa số ba phần tư tổng số nhân viên.
Điều 81
Nếu xét đương sự phạm tội, Đặc Biệt Pháp Viện sẽ tuyên bố truất quyền. Phán quyết này có hiệu lực ngay.
THIÊN THỨ BẢY:
Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia
Điều 82
Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia có nhiệm vụ trình bày sáng kiến và phát biểu ý kiến về các dự thảo, dự án kinh tế.
Hội viên Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia lựa trong các nghiệp đoàn và các ngành hoạt động kinh tế, các tổ chức hoạt động xã hội liên hệ với kinh tế và các nhà kinh tế học.
Chức vụ hội viên Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia không thể kiêm nhiệm với nhiệm vụ Dân Biểu Quốc Hội.
Điều 83
Phó Tổng Thống là Chủ tịch Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia.
Điều 84
Một đạo luật sẽ ấn định cách tổ chức và điều hành của Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia.
THIÊN THỨ TÁM:
Viện Bảo Hiến
Điều 85
Viện Bảo Hiến phán quyết về tánh cách hợp hiến của các đạo luật, sắc luật, và quy tắc hành chánh.
Điều 86
Viện Bảo Hiến, về mỗi nhiệm kỳ Quốc Hội, gồm có:
– Một Chủ tịch cho Tổng Thống cử với thỏa hiệp của Quốc Hội.
– 4 Thẩm Phán cao cấp hay luật gia do Tổng Thống cử;
– 4 Dân Biểu do Quốc Hội cử.
Điều 87
Viện Bảo Hiến thụ lý các đơn xin phán quyết về tánh cách hợp hiến của các đạo luật, sắc luật, và quy tắc hành chánh do các Tòa án nạp trình.
Phán quyết của Viện Bảo Hiến có hiệu lực đình chỉ sự thi hành các điều khoản bất hợp hiến kể từ ngày phán quyết ấy được đăng trong Công báo.
Điều 88
Một đạo luật sẽ quy định cách tổ chức và điều hành của Viện Bảo Hiến cùng thủ tục áp dụng trước cơ quan ấy.
THIÊN THỨ CHÍN:
Sửa đổi Hiến Pháp
Điều 89
Không thể sửa đổi hoặc hủy bỏ các Điều 1, 2, 3, 4, và điều này của Hiến Pháp.
Điều 90
Tổng Thống hay hai phần ba tổng số Dân Biểu có thể đề nghị sửa Hiến Pháp.
Đề nghị sửa Hiến Pháp có viện dẫn lý do phải đủ chữ ký và nạp tại Văn phòng Quốc Hội.
Điều 91
Sau khi nhận được đề nghị hợp lệ sửa đổi Hiến Pháp, Văn phòng Quốc Hội sẽ triệu tập một phiên họp đặc biệt của Quốc Hội để cử một Ủy ban gồm ít nhứt mười lăm người có nhiệm vụ nghiên cứu đề nghị này, tham khảo ý kiến của Viện Bảo Hiến và của Tổng Thống.
Trong thời hạn tối đa sáu mươi ngày, Ủy ban sẽ thuyết trình trước Quốc Hội trong phiên họp đặc biệt.
Điều 92
Đề nghị sửa đổi Hiến Pháp chỉ được chấp thuận nếu ba phần tư tổng số Dân Biểu tán thành trong một cuộc minh danh và đích thân đầu phiếu.
Điều 93
Đề nghị được chấp thuận sẽ ban hành theo thủ tục ghi ở các Điều 57, 58, 59.
Nếu có phúc nghị, Quốc Hội sẽ chung quyết bằng một cuộc minh danh và đích thân đầu phiếu với đa số ba phần tư tổng số Dân Biểu.
THIÊN THỨ MƯỜI:
Các Điều Khoản Chung
Điều 94
Hiến Pháp sẽ ban hành ngày hai mươi sáu tháng Mười năm một nghìn chín trăm năm mươi sáu.
Điều 95
Quốc Hội dân cử ngày mồng bốn tháng Ba dương lịch năm một nghìn chín trăn năm mươi sáu sẽ là Quốc Hội Lập Pháp đầu tiên theo Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hoà.
Nhiệm kỳ Quốc Hội Lập Pháp bắt đầu từ ngày ban hành Hiến Pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng Chín năm một nghìn chín trăm năm mươi chín.
Điều 96
Đương kim Tổng Thống được nhân dân ủy nhiệm thiết lập nền Dân chủ do cuộc trưng cầu dân ý ngày hai mươi ba tháng Mười dương lịch năm một nghìn chín trăm năm mươi lăm, sẽ là Tổng Thống đầu tiên theo Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hoà.
Nhiệm kỳ Tổng Thống bắt đầu từ ngày ban hành Hiến Pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng Tư năm một nghìn chín trăm sáu mươi mốt.
Điều 97
Trong khóa họp thứ nhứt của Quốc Hội Lập Pháp đầu tiên, đương kim Tổng Thống sẽ chỉ định Phó Tổng Thống đầu tiên. Sự chỉ định này sẽ thành nhứt định nếu được Quốc Hội chấp thuận.
Nếu có sự thay thế, sự chỉ định Phó Tổng Thống mới cũng theo theo thủ tục đó trong suốt nhiệm kỳ Tổng Thống đầu tiên.
Điều 98
Trong nhiệm kỳ Lập Pháp đầu tiên, Tổng Thống có thể tạm đình chỉ sự sử dụng những quyền tự do đi lại và cư ngụ, tự do ngôn luận và báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do nghiệp đoàn và đình công để thỏa mãn những đòi hỏi đích đáng của an toàn chung, trật tự công cộng và quốc phòng.
Nguồn: Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hoà 1956 (Wikisource).

Saturday 5 June 2021

QUYỀN CON NGƯỜI TẠI TRUNG CỘNG: "CUỘC SỐNG LUÔN BỊ THEO DÕI"


Trung cộng bắt người dân và những thế hệ trẻ sau này phải quên đi thủ phạm cuộc tàn sát đẫm máu Thiên An Môn vì muốn xóa sạch vết nhơ của ĐCS Tầu
Quảng trường Thiên An Môn ngày 3 tháng 6 máu của tuổi trẻ Trung Hoa đã đổ vì tự do vì ước muốn dân chủ khát vọng tự do, đấu tranh chống lại tham nhũng bạo quyền.

BẮC KINH - MÁU ĐỔ THIÊN AN MÔN

- Ba mươi hai năm trước, tất cả mọi nguồn truyền thông Mỹ, cùng với tổng thống Bush cha và quốc hội Mỹ đã thổi bùng lên một ngọn lửa cuồng nộ chống Trung cộng về cái được mô tả là vụ thảm sát máu lạnh hàng ngàn sinh viên "ủng hộ dân chủ" phi bạo lực đang chiếm Quảng trường Thiên An Môn trong 7 tuần trước đó.

Hội chứng cuồng nộ được tạo ra về “vụ thảm sát” Quảng trường Thiên An Môn dựa trên tường thuật "hư cấu" (không ai chứng kiến trừ những người lính trực tiếp tiếp thi hành mệnh lệnh) về những gì thực sự xảy ra khi cầm quyền cộng sản Tầu cuối cùng dùng bạo lực quân đội "nhân dân" sát máu giải tán những sinh viên học sinh và giới trẻ yêu nước chống tham quan hối lộ tham nhũng biểu tình ôn hòa trong ngày 3 tháng 6 năm 1989.
Việc biến Trung cộng thành quỉ dữ đã có hiệu quả cao. Gần như tất cả mọi thành phần trong xã hội Mỹ, kể cả hầu hết "cánh tả", chấp nhận câu chuyện của chủ nghĩa đế quốc cộng sản tàn bạo về những gì đã xảy ra tại quảng trường Thiên An Môn trong thời khắc mà ĐCS Tầu không bao giờ muốn nhắc đến.
Cuộc cải cách kinh tế của Đảng cộng sản Tầu để vượt qua sự rung chuyển đang lung lay sụp đổ đại đế chế cộng sản quốc tế tại Đông Âu và cái nôi của nó tại Liên Bang Sô Viết.
Bắt đầu khởi động từ sau cái chết của Mao - Khi Đặng Tiểu Bình nạn nhân của cuộc cách mạng văn hóa lấy được quyền lực nhưng không lìa bỏ sự chuyên chính của độc tài của quyền lực. Họ Đặng đã mở cửa đất nước Tầu cho đầu tư nước ngoài. Chiến lược phát triển này được thiết kế để nhanh chóng khắc phục hậu quả đói nghèo và kém phát triển bằng cách nhập khẩu công nghệ nước ngoài. Để đổi lại, các tập đoàn phương Tây thu được lợi nhuận lớn ví giá nhân công rẻ mạt chỉ 0.01%. Giới lãnh đạo hậu Mao trong Đảng Cộng sản tính toán rằng chiến lược này làm Trung cộng được hưởng lợi nhờ chuyển giao công nghệ nhanh chóng từ thế giới đế quốc. Và thực sự Trung cộng đã có những bước tiến lớn về kinh tế. Nhưng ngoài việc phát triển kinh tế cũng đã xuất hiện một tầng lớp tư bản đỏ còn lớn hơn bên trong Trung cộng và một phần đáng kể tầng lớp ấy cùng con cái họ đang được ve vãn bởi tất cả các loại tổ chức tài trợ bởi chính phủ Mỹ, các tổ chức tài chính Mỹ và các trung tâm học thuật Mỹ.
Đây là nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn xã hội làn sóng bất mãn tiến dần đến sự phẫn uất, vì sự bất công tàn nhẫn, tham nhũng thối nát càng ngày càng cao tại xã hội từ chuyên chính vô sản bước sang môi trường sở hữu tư bản và tài sản tư nhân nhưng nó lại chỉ nằm hoàn toàn trong tay một số người chóp bu của Đảng hay các quan đầu, cầm quyền từ trung ương đến các địa phương.
Bối cảnh xung đột lúc đó là: Trung cộng đang vén bức màn tre mở cửa kinh tế nhưng cũng đồng thời phải đón nhận luồng ánh sáng văn minh dân chủ tự do của phương tây, người đại lục trẻ vừa hưởng một luồng gió mát dân chủ tự do thổi vào làm xóa tan dần hình ảnh những khuôn mặt lấm lem vất vả với hàng hàng lớp lớp người cỡi những chiếc xe đạp cũ kỹ dỉ sét sau giớ làm việc vất vả mà vẫn không đủ ăn của thới bao cấp.
Những người trẻ đang mở to đôi mắt, khi nhìn thấy những nét văn minh dân chủ từ phương tây -Đồng thời cũng thấy những sự thật rất xấu của cầm quyền cộng sản khắp nơi, nên phong trào “vì dân chủ” bùng lên trong những bầu nhiệt huyết trẻ này, khiến những lãnh tụ cộng sản Tầu chóp bu chuyên chính độc tài lo sợ phát sốt và chuyện phải xẩy ra đã xẩy ra.
-Hành động của cầm quyền cộng sản Tầu qua tay Giang Trạch Dân, dưới lệnh của Đặng Tiểu Bình là phải triệt hạ và giải tán cái gọi là phong trào “vì dân chủ” năm 1989 bằng bất cứ giá nào, đã gây nên sự thất vọng cay đắng trong giới chính trị Hoa Kỳ.
Lúc đầu, Mỹ áp đặt trừng phạt kinh tế lên Trung cộng, nhưng ảnh hưởng của nó là rất nhỏ đối với Tầu cộng, đồng thời cả cơ cấu chính trị Washington, các chủ nhà bank của trung tâm tài chính phố Wall nhận ra rằng những tập đoàn và nhà bank Mỹ sẽ là bị kẻ thua cuộc lớn trong những năm 1990 nếu Mỹ cố gắng cô lập hoàn toàn Trung cộng, trong khi Trung cộng tiếp tục mở cửa thị trường lao động và hàng hóa giá rẻ mạt rộng lớn trong nước của họ để nhận đầu tư trực tiếp từ các công ty phương Tây. Các nhà bank và tập đoàn lớn nhất đặt lợi nhuận của họ lên hàng đầu còn những chính trị gia Washington nhận tín hiệu từ tầng lớp tài phiệt tỷ phú về vấn đề này làm chính phủ Mỹ phải nhượng bộ giới tài phiệt đang đầu tư vào thị trường 1.4 tỷ dân này.
Thêm nữa lúc này TT Bush 41 với các chiến lược gia phải đối diện với cuộc xâm lăng Kuwait có thể xẩy ra của Sadam Hussein từ Iraq - Giới ngoại giao bận rộn tại hội đồng bảo an LHQ và Ngũ Giác Đài phải chuẩn bị cho cuộc chiến vùng vịnh đợt một nên vấn đề Thiên an môn trở thành thứ cấp. Vì những nguy cơ về nguồn lợi kếch sù của dầu hỏa có thể làm ảnh hưởng tới sự ổn đinh kinh tế Mỹ và thế giới!
- Nhưng cuộc đàn áp thảm sát của Đảng Cộng sản cầm quyền Tầu năm 1989 đối với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn chưa bao giờ kết thúc đối với Fan Baolin, người đã ngồi tù 17 năm và nói rằng anh ta đã lẻn ra khỏi Trung cộng vào năm ngoái 2020 để trốn khỏi sự giám sát bao gồm camera được đào tạo về căn hộ của mình và áp lực về phía gia đình anh ta để ngăn anh ta hoạt động nhiều hơn.
Fan, người đã tham gia biểu tình và sau đó làm việc cho bộ máy an ninh rộng lớn của đảng, đã bị bắt vào năm 1999 vì cung cấp cho các nhà hoạt động ở nước ngoài tài liệu mật về việc giám sát những người lưu vong ủng hộ dân chủ Trung Hoa lục địa. Được trả tự do vào năm 2016, ông trở thành một trong số những người vẫn được đảng theo dõi ở thế hệ sau trong nỗ lực xóa bỏ ký ức của công chúng về các cuộc biểu tình ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh.
“Một khi bạn nằm trong danh sách đen của cầm quyền Trung cộng, bạn sẽ bị theo dõi suốt đời,” Fan nói với hãng tin AP trước ngày kỷ niệm thứ Sáu ngày 4 tháng 6 năm 1989, cuộc tấn công quân sự nhằm vào những người biểu tình. Ông đã nói chuyện tại một quốc gia châu Á khác và yêu cầu không được xác định danh tính trong khi chính phủ nước đó xem xét yêu cầu tị nạn của ông.
Các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Tầu đã bỏ tù hoặc đẩy các nhà hoạt động đi lưu vong và phần lớn đã thành công trong việc đảm bảo những người trẻ tuổi ít biết về ngày 4 tháng 6. Tuy nhiên, sau hơn ba thập kỷ và ba lần thay đổi lãnh đạo, họ không ngừng cố gắng ngăn chặn bất kỳ đề cập nào đến vụ tấn công giết chết hàng trăm và có thể hàng nghìn người.
Thân nhân của những người qua đời được theo dõi và trước ngày kỷ niệm, một số người bị giam giữ hoặc buộc phải tạm thời xa nhà để ngăn họ làm bất cứ điều gì có thể thu hút sự chú ý. Các đài tưởng niệm công cộng trên đất liền luôn bị cấm. Các buổi canh thức từng được tổ chức công khai ở Hồng Kông và Macao, những lãnh thổ của Trung cộng với ít kiểm soát chính trị hơn, nhưng chính quyền đã gắt gao cấm đoán các sự kiện trong năm nay.
Yaqiu Wang của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết trong một báo cáo tháng này: “Họ chỉ đàn áp sâu sắc hơn.
Sau khi ra tù, Fan sống ở quê hương Xi’an, phía Tây Trung Quốc, bị giám sát và hạn chế. Anh ta cho biết cảnh sát không khuyến khích anh ta rời khỏi thành phố, theo dõi điện thoại di động của anh ta và nghe các cuộc gọi của anh ta.
Để bảo vệ gia đình mình, Fan cho biết anh ít liên lạc với họ và không nói gì với họ về các hoạt động của mình. Anh ấy nói rằng anh ấy lo lắng họ có thể bị trừng phạt nếu anh ấy bị buộc tội thêm hành vi sai trái.
“Họ tìm kiếm anh chị em của tôi,” anh nói. Nhà chức trách muốn “bắt người nhà thuyết phục tôi, kiểm soát tôi, đừng tham gia vào chuyện này nữa, đừng quen biết những người này nữa”.
Đối với những người thân khác, “Tôi chủ động giữ khoảng cách với họ,” Fan nói.
“Như họ đều biết, điện thoại của tôi bị theo dõi, vì vậy ngay khi tôi gọi và ngay khi họ trả lời, họ đã rất hoảng sợ,” anh nói. "Đây là bầu không khí sợ hãi được tạo ra bởi các chính sách gây áp lực cao trong nước của Đảng Cộng sản hiện nay."
Fan cho biết khi anh đến các thành phố khác vào năm 2017 để gặp bạn bè, cảnh sát gọi điện mỗi ngày để hỏi xem anh đang làm gì. Anh ta cho biết khi anh ta đi nghỉ trọn gói đến tỉnh Vân Nam ở phía tây nam vào năm 2018, cảnh sát đã bắt giữ anh ta và đưa anh ta trở lại Tây An.
Fan tham gia các cuộc biểu tình năm 1989, cùng hàng nghìn sinh viên từ khắp lục địa nước Tầu đến Quảng trường Thiên An Môn. Nhưng ông đã rời Bắc Kinh vào cuối tháng 5, trước khi quân đội tấn công. Đôi mắt anh ngấn lệ khi mô tả sự kiện này.
Sau đó, Fan học luật và làm tư vấn pháp lý trước khi gia nhập cảnh sát tỉnh Thiểm Tây ở phía tây. Anh ta chuyển đến một cơ quan an ninh nhà nước vào năm 1994 và được giao nhiệm vụ theo dõi công chúng và đọc thư của họ, tìm kiếm các mối quan hệ có thể có với nước ngoài.
Nhưng ông vẫn nuôi hy vọng về một "Trung Quốc dân chủ".
Fan bị kết tội "cung cấp trái phép bí mật nhà nước ra nước ngoài" vì đã fax tài liệu của cơ quan an ninh cho một nhóm vận động ủng hộ dân chủ ở Los Angeles và "bày tỏ sự thông cảm và ủng hộ", theo một tài liệu mà Fan cung cấp cho AP mà anh ta cho là báo cáo kết án của mình . Nó nói rằng anh ta đã hứa sẽ sử dụng bài đăng của mình để chuyển các báo cáo tình báo về nhóm.
Báo cáo đó không đưa ra chi tiết nào về các tài liệu mà Fan bị buộc tội làm rò rỉ.
Fan nói: “Tôi không làm việc đó vì tiền từ Đài Loan hay chính phủ Hoa Kỳ. "Tôi đã đứng về phía phong trào ủng hộ dân chủ và cung cấp thông tin tình báo cho những người bạn trong phong trào ủng hộ dân chủ."
Trường hợp của Fan đã được một bạn tù cũ, Zhao Changqing, tiết lộ cho các nhóm nhân quyền vào năm 2007, theo Quỹ Dui Hua ở San Francisco, tổ chức nghiên cứu các nhà tù ở Trung Quốc. Sau đó, Fan bị Duihua và các nhóm nhân quyền liệt vào danh sách tù nhân chính trị.
Fan cho biết sau khi được thả, cảnh sát đã đưa anh ta đi ăn trước những ngày nhạy cảm về mặt chính trị - một phần của nỗ lực mở rộng để theo dõi anh ta.
“Họ sẽ quay lại, liệt kê chi tiết cuộc họp của chúng tôi và báo cáo thường xuyên lên cấp cao hơn cái gọi là động lực suy nghĩ của tôi trong giai đoạn nhạy cảm và những hoạt động chúng tôi đã tham gia,” anh nói.
Fan, người sẽ bước sang tuổi 57 vào tháng tới, chưa từng kết hôn hay sinh con. Anh ta nói rằng cha mẹ anh ta đã chết trong khi anh ta đang ở trong tù nhưng anh ta không biết điều đó cho đến khi anh ta được thả, hơn một thập kỷ sau đó.
Fan cho biết máy quay video đã được lắp đặt để theo dõi căn hộ mà cha mẹ anh đã mua cho anh trước khi họ qua đời. Anh ấy nói điều đó khiến bạn bè không khỏi thích thú khi đến thăm.
Ngày nay, Fan sống trong một căn hộ studio với một chiếc giường gấp và một chiếc quạt để đựng đồ đạc trong khi chờ đợi thông tin về đơn xin tị nạn của mình. Anh ấy đã trở thành một Cơ đốc nhân và vượt thời gian bằng cách đọc Kinh thánh trên điện thoại di động của mình.
Fan cho biết trong hai năm đầu tiên ra tù, anh ấy hiếm khi ra ngoài trời vì “thế giới rất kỳ lạ”.
Fan cho biết khi anh đến thăm Bắc Kinh vào dịp kỷ niệm 30 năm cuộc biểu tình Thiên An Môn vào năm 2019, cảnh sát đã gọi điện từ Xi’an và yêu cầu anh trở về nhà.
Fan cho biết anh không nói với ai sau khi quyết định rời Trung Quốc. Anh ta đã vứt bỏ chiếc điện thoại di động của mình để ngăn chính quyền sử dụng nó để theo dõi anh ta. Anh ta tìm đường đến biên giới phía Nam và đi bộ qua.
“Tôi sẽ không trở lại Trung Quốc,” anh nói. "Đây là con đường không quay trở lại."
Và anh vẫn tiếp tục cuộc sống lưu vong dù trong tận đáy lòng anh yêu đất nước Trung Hoa vô vàn!
Trong tim anh luôn vang lên bài hát "Máu đã đổ trên quảng trường"
"Vào ngày 3 tháng 6 tại Trung cộng,
- Vào mùa xuân năm 89,
một mệnh lệnh đến từ trên cao
và được truyền lại trong dòng.
Những người lính đã nổ súng,
những người trẻ tuổi bị đổ máu và chết,
máu của hàng ngàn người trên quảng trường
rằng những lời nói dối không bao giờ có thể che giấu.
Ôi tuổi trẻ, đã đổ máu trên quảng trường.
Trong bốn ngày giận dữ đó
những người đối mặt với súng.
Có bao nhiêu ngàn người đã bị giết
Khi công việc khủng khiếp của họ đã được thực hiện?
Họ nhanh chóng đốt xác
để che giấu sự xấu hổ của kẻ hèn nhát,
nhưng máu dính trên tay họ và
bóng tối đè nặng trên tên tuổi họ.
Ôi con trẻ, máu chảy trên quảng trường.
Tầu cộng tạo những giọt nước mắt chảy dài
cho những đứa con của các bà mẹ đã ra đi.
Có sợ hãi và có ẩn trốn,
vì sự giết chóc vẫn tiếp diễn.
Và bàn tay sắt của khủng bố bạo tàn có thể
mua sự im lặng cho ngày hôm nay,
nhưng máu đã tràn trên quảng trường
Không thể bị rửa trôi. Không thể quên mất
Ôi giới trẻ! máu đổ trên quảng trường.
Ôi giới trẻ! máu đổ tại Thiên An Môn".
(The China secret)
Biên Luận
Cong Hinh Pham

PHÁN XÉT LƯƠNG TRI NHÂN BẢN VÀ TÍNH ĐẠO ĐỨC CỦA NHÂN VẬT KISSINGER

  Ngày 30 tháng 11 năm 2023 Cái chết của Henry Kissinger có nên đưa ra một sự sự phán xét một người được mệnh danh là con cú ăn đêm về trò c...