Sunday 16 August 2020

NƯỚC MỸ VÀ THẾ GIỚI CẦN CẤM CỬA HẾT NHỮNG TÊN GIÁN TẦU ĂN CẮP NÚP DANH NGHĨA KHOA HỌC GIA

'Thành tỷ phú nhờ ăn cắp bí kíp của sư phụ luyen công dánh lại thầy làm bá chủ'
TAY CHÂN CỦA HÁN TẦU - ĂN CẮP ĐỂ PHÁT TRIỂN - ĂN CẮP ĐỂ KIẾM TIỀN - ĂN CẮP BÍ QUYẾT CỦA "SƯ PHỤ" CHẾ TẠO THÀNH TỶ PHÚ - NƯỚC MỸ CẦN CẤM CỬA NHỮNG HẾT TÊN GIÁN TẦU ĂN CẮP NÚP DANH NGHĨA KHOA HỌC GIA "NGHIÊN CỨU CÁI CÁCH CHÔM CHỈA".
Một tỷ phú người Trung Quốc từng học tại Đại học Duke bị cáo buộc đã đánh cắp ý tưởng công nghệ tàng hình đặc biệt của một giáo sư nổi tiếng người Mỹ và sau đó phát triển nguyên mẫu của mình ở Trung cộng.
Công nghệ tàng hình thứ dữ này thuộc loại hàng đầu thế giới
Lưu Nhược Bằng, được biết đến như là "Elon Musk của Trung cộng", người sáng lập tập đoàn Kuang-Chi Group, theo học tại Đại học Duke từ năm 2006 đến 2009 dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ David Smith.
Tiến sĩ Smith, công tác và giảng dạy tại Đại học Duke, là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về siêu vật liệu.
Lưu Nhược Bằng cho biết anh ta từ lâu đã rất hâm mộ tiến sỹ Smith và ước mơ được học tập và nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của ông.
Phát minh lớn nhất của tiến sĩ Smith là một loại siêu vật liệu, nó có chức năng giống như một “áo choàng tàng hình”. Siêu vật liệu này là một loại vật chất lạ không có trong tự nhiên. Chiếc “áo choàng tàng hình” của tiến sĩ Smith không giống như chiếc áo nổi tiếng của Harry Potter vốn có khả năng “tàng hình” trong mắt con người, mà nó “tàng hình” trước tín hiệu vi sóng.
Quân đội Hoa Kỳ đã nhìn thấy tiềm năng của vật liệu "vô hình" và đã chi hàng triệu đô la hỗ trợ cho nghiên cứu cơ bản của tiến sĩ Smith về thiết kế vật liệu quang học và điện từ, với hy vọng họ có thể sử dụng thành quả nghiên cứu này trong quân đội Hoa Kỳ.
NHỮNG HÀNH VI BỊ NGHI NGỜ LÀM GIÁN ĐIỆP
Năm 2006, phòng thí nghiệm của tiến sĩ Smith chế tạo thành công một nguyên mẫu “áo choàng tàng hình”.

Cong Hinh Pham's photo.

Theo The Chronicle, tờ báo nội bộ của Đại học Duke, cũng vào năm 2006, Lưu ghi danh tại Đại học Duke, học tập và nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của tiến sỹ Smith.
Trong mắt các sinh viên và các giáo sư, Lưu là người dễ mến, có định hướng, rất thông minh và đầy triển vọng. Tiến sĩ Smith nhận xét Lưu là một người có vẻ hồn nhiên và đáng yêu. Lưu dần dần trở thành người chủ chốt của phòng thí nghiệm.
Một ngày, Lưu dường như đưa ra một gợi ý ngây thơ; phòng thí nghiệm của tiến sĩ Smith nên hợp tác với một phòng thí nghiệm khác của Trung cộng. Phòng thí nghiệm này thuộc Đại học Đông Nam Nam Kinh, do Thôi Thiết Quân điều hành. Tiến sỹ Smith đã đồng ý vì ông muốn chia sẻ thành quả hợp tác.
Vào cuối năm 2007, tiến sĩ Smith cho phép Lưu đưa hai đồng nghiệp cũ của mình từ Trung c đến thăm phòng thí nghiệm của mình. Trong khoảng thời gian từ ba đến sáu tháng, hai nhà nghiên cứu được chính phủ Trung cộng đài thọ đã làm việc cho một vài dự án, bao gồm cả dự án “áo choàng tàng hình”. Một ngày, khi tiến sĩ Smith không có mặt tại phòng thí nghiệm, những người này đã chụp ảnh phòng thí nghiệm và đo đạc các thiết bị trong phòng. Họ đã mang theo hình ảnh và số đo của tất cả các thiết bị sử dụng để chế tạo “chiếc áo choàng tàng hình” về Trung cộng
Trong cuốn sách Gián điệp trường học: Cách CIA, FBI và tình báo nước ngoài bí mật khai thác trường đại học Mỹ (Spy Schools: How the CIA, FBI and Foreign Intelligence Secretly Exploit America's Universities), tác giả Dan Golden viết rằng Lưu đã thuyết phục tiến sĩ Smith tham gia Dự án 111 của Cầm quyền Trung cộng, đây là dự án tuyển dụng các nhà khoa học ở nước ngoài làm việc cho Trung cộng.
Dự án của tiến sĩ Smith được tài trợ bởi Văn phòng Nghiên cứu Khoa học Không quân Hoa Kỳ, còn dự án của Thôi Thiết Quân được Quỹ Khoa học Cơ bản Quốc gia Trung cộộn và Dự án 111 tài trợ.
Khi biết được tin, không có gì đáng ngạc nhiên, Ngũ Giác Đài không hài lòng về việc nghiên cứu họ tài trợ được chia sẻ với Trung cộng. Smith ngay lập tức dừng hợp tác với Thôi Thiết Quân, và ông cũng bảo Lưu ngừng liên lạc với Thôi.
Nhưng hành vi đáng ngờ đã không dừng lại, và căng thẳng giữa tiến sĩ Smith và Lưu xuất hiện.
Tiến sỹ Smith bắt gặp Lưu phớt lờ trách nhiệm của mình trong phòng thí nghiệm hiện nguyên hình là tên ăn cắp và lưu trữ chi tiết về các thí nghiệm trên một trang web được lưu trữ bởi một máy chủ đặt tại Trung công. Đây là trang web mà Lưu lập cho công ty tương lai của mình.
Tệ hơn nữa, mặc dù tiến sĩ Smith hướng dẫn mình nhưng Lưu đã không thông báo cho tiến sĩ Smith về hơn chục bài nghiên cứu mà Lưu đã cùng viết với Thôi, cho dù Lưu có ghi tên tiến sĩ Smith là đồng tác giả trong một số bài.
ĂN CƯỚP KẾT QUẢ THÀNH PHẨM
Tiến sĩ Smith rất ngạc nhiên khi biết một bản sao y hệt “áo choàng tàng hình” đã được chế tạo trong phòng thí nghiệm của Lưu [ở Trung cộng].
"Cảm giác như nhà bị ăn trộm vậy" Tiến sĩ Smith cho biết.
FBI đã đồng ý với nhận định với tiến sĩ Smith và họ mở cuộc điều tra Lưu vào năm 2010.
Cựu trợ lý giám đốc phản gián FBI Frank Figliuzz cho biết: "Chúng tôi biết chắc rằng quan chức và đặc vụ Trung cộng đã gặp Lưu trong thời gian anh ta ở Mỹ".
Các chuyên gia cho rằng, đây là một trường hợp trong rất nhiều các ví dụ về mối đe dọa ngày càng tăng của gián điệp học thuật.
Theo Dan Golden, hiện có hơn một triệu sinh viên quốc tế ở Hoa Kỳ.
Dan cho biết: "Một tỷ lệ nhỏ nhưng đáng kể trong số những sinh viên đó đang ở Mỹ để lấy cắp công trình nghiên cứu hay tuyển dụng người cung cấp thông tin và thu thập thông tin tình báo".
CÃI CHẦY CHỐI TỘI - TỪ MỘT NGHIÊN CỨU SINH THÀNH NHÀ PHÁT MINH????
Lưu phủ nhận mọi hành vi sai trái. Khi phóng viên của hãng tin NBC đến trụ sở công ty của Lưu ở Thâm Quyến và hỏi anh rằng có phải cầm quyền Trung cộng đã phái anh đến Đại học Duke để học hỏi từ tiến sỹ Smith và mang thông tin lấy được về nước, Lưu gọi nhận định này là "lố bịch" và "sai hoàn toàn".
Tuy vậy, phóng viên hãng tin NBC đã nhìn thấy một phiên bản tiên tiến “áo choàng tàng hình” của tiến sỹ Smith được trưng bày rất trang trọng trong sảnh trụ sở công ty.
FBI dừng việc điều tra Lưu vài năm trước vì thiếu bằng chứng.
Tiến sĩ Smith cũng dừng việc điều tra; "Tôi không có bất kỳ bằng chứng nào và mọi thứ anh ta làm đều đã được sắp đặt và có chủ đích".
Lưu cho rằng công việc của mình tại phòng thí nghiệm của Đại học Duke chỉ đơn giản là "nghiên cứu cơ bản" mà anh mang về Trung cộng. Quan chức an ninh Mỹ tin rằng đây là một ví dụ về một xu hướng đang rất nổi cộm: Trung cộng đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ.
Một số nhà quan sát, bao gồm cả cựu trợ lý giám đốc phản gián FBI Frank Figliuzz, tin rằng Lưu thực sự đang thực hiện một điệp vụ cho chính phủ Trung cộng.
"Chúng tôi biết rằng Trung cộng có một danh sách về tình báo và công nghệ [của Hoa Kỳ] mà họ nhắm đến hàng năm. Chúng tôi biết rằng nghiên cứu mà Lưu đã lấy từ Đại học Duke nằm trong danh sách bộ sưu tập đó".
ĐÚNG RA KHÔNG NÊN CHO TỐT NGHIỆP
Cho đến khi Lưu tốt nghiệp vào năm 2009, đã xuất hiện một email Lưu gửi cho một người bạn cùng lớp cho thấy ngay từ đầu Lưu đã có ý định để Trung cộng sẽ thu lợi từ nghiên cứu của tiến sỹ Smith. Trong email, Lưu thừa nhận trong thời gian làm việc tại phòng thí nghiệm của tiến sĩ Smith, Lưu cũng đồng thời làm việc để thương mại hóa nghiên cứu của tiến sĩ Smith tại Trung cộộn.
Tiến sĩ Smith nói rằng nếu ông biết email này trước khi Lưu tốt nghiệp, thì Lưu hẳn sẽ không được cấp bằng từ Đại học Duke.
Giờ Lưu đã có bằng tiến sĩ Đại học Duke, quay về Trung cộng với tầm bằng này và ra mắt công ty công nghệ của riêng mình, hiện trị giá 6 tỷ đô la.
Lưu cho biết: "Tôi không muốn dùng từ sao chép. Mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm…và [người khác] sẽ tạo nên một thứ khác biệt". MẶT DẦY ĂN CẮP MÀ CÒN SĨ DIỆN
TRƯỜNG HỢP KHÁC MỚI ĐÂY
Vào ngày 27/2, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) tuyên bố rằng một nhà khoa học Trung cộng đã bị kết án 24 tháng tù giam tại nhà tù liên bang, với tội danh đánh cắp bí mật thương mại trị giá hơn 1 tỷ USD từ công ty cũ của mình là công ty dầu khí Hoa Kỳ Phillips 66.
Tan Hongjin, 36 tuổi, quốc tịch Tầu cộng và thường trú tại Mỹ, đã bị bắt vào tháng 12/2018 và đã nhận tội vào tháng 11 năm ngoái về các tội liên quan đến việc đánh cắp bí mật thương mại. Người này thừa nhận rằng mình đã tải xuống các tài liệu nghiên cứu của công ty Phillips 66 mặc dù không được phép. Danh tính công ty đã không được nêu rõ trong thông cáo báo chí của DOJ, nhưng có trong các tài liệu của tòa án.
Theo một bản khai tại Cục Điều tra Liên bang (FBI), thông tin bị đánh cắp liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm năng lượng chưa xác định, ước tính trị giá khoảng 1,4 tỷ đến 1,8 tỷ USD.
Tan là một nhà khoa học làm việc cho công ty Phillips 66 tại Bartlesville, bang Oklahoma, Hoa Kỳ từ tháng 6/2017 đến tháng 12/2018. Tan được phân công làm việc với một nhóm phát triển các công nghệ pin thế hệ tiếp theo cho các hệ thống pin dựa trên lithium. Pin lithium được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy tính bảng.
DOJ cho biết Tan đã tải hàng trăm tập tin tài liệu vào ổ cứng di động vào ngày 11/12/2018, và sau đó nộp đơn từ chức cùng ngày. Ngày hôm sau, anh ta quay trở lại công ty, và cho biết rằng anh ta đã quên giao nộp ổ cứng trước khi rời công ty.
Sau đó, công ty này đã phát hiện ra rằng có 5 tập tin đã bị xóa khỏi ổ cứng. Theo kết quả điều tra của FBI, Tan đã tải các tập tin này xuống ổ cứng máy tính cá nhân của mình.
Bên cạnh đó, theo tài liệu của tòa án, Tan đã nói với một đồng nghiệp tại công ty rằng anh ta dự định trở về Trung Quốc. Sau đó, trong quá trình điều tra của FBI, cơ quan này đã tìm thấy trên máy tính xách tay của Tan có một thỏa thuận tuyển dụng từ một công ty Trung Quốc chuyên sản xuất vật liệu pin lithium-ion.
Trong một thông cáo báo chí, Luật sư Trent Shores thuộc Quận Bắc Oklahoma, Hoa Kỳ, cho biết: “Những người vô đạo đức như Hongjin Tan đang tìm cách đánh cắp các bí mật thương mại của Mỹ để mang về Trung cộng. Việc làm này nhằm sao chép công nghệ của chúng tôi”.
Thẩm phán liên bang cũng tuyên bố mức phạt đối với Tan là 150.000 USD tiền bồi thường và 3 năm quản chế sau khi ra tù.<Tại sao không truc xuat ???>
Trợ lý Tổng chưởng lý Hoa Kỳ John C. Demers cho biết trong một thông cáo báo chí: “Vụ điều tra và truy tố đã phát hiện ra trường hợp này. Có thể xem đây là một trong những trường hợp nằm trong nỗ lực dai dẳng của Trung Quốc để đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ”.
Công ty Phillips 66 vẫn chưa đưa ra phản hồi khi được The Epoch Times đề nghị.
Vụ truy tố này nằm trong danh sách ngày càng nhiều các vụ kiện nhắm vào các vụ đánh cắp bí mật thương mại của cầm quyền Trung cộng.
Đầu tháng 2 vừa qua, một người đàn ông tên là Shi Shan ở bang Texas đã bị kết án 16 tháng tù giam, với tội danh đánh cắp công nghệ hàng hải của Hoa Kỳ để mang lại lợi ích cho Trung cộộn. Đó là công nghệ liên quan đến một loại bọt nổi - một vật liệu cứng, nhẹ, được ứng dụng trong thương mại và quân sự, chẳng hạn như khoan dầu khí sâu dưới biển.
Trước đây, Giám đốc FBI Chris Wray cho biết cơ quan này có khoảng 1.000 cuộc điều tra liên quan đến việc Trung cộng đã cố gắng đánh cắp công nghệ của Hoa Kỳ. Các vụ việc xảy ra ở 56 văn phòng khác nhau, bao gồm hầu hết mọi ngành nghề và lĩnh vực.
TRÊN ĐÂY LÀ NHỮNG BẰNG CHỨNG HIỄN NHIÊN MÀ CHÚNG TA THẤY NHỮNG MƯU MA CHƯỚC QUỶ CỦA DÂN HÁN TỘC CHỈ DÙNG ĂN CẮP ĐỂ PHÁT TRIỂN - LÀM GIÀU.THEO CÁCH TRUYỀN THỐNG GIAN MANH CỦA TẦU
NẾU ĐỂ CƠ QUAN KIỂM SOÁT BẰNG SÁNG CHẾ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ CẦU CHỨNG NHÃN HIỆU LỌT VÀO TAY TRUNG CÔNG THÌ CHÚNG SẼ VƠ TẤT CẢ TÀI SẢN TRÍ TUỆ, SÁNG KIẾN VÀ PHÁT MINH CỦA THẾ GIỚI VỀ LÀM CỦA RIÊNG CHO CHÚNG.

Cong Hinh Pham

 

No comments:

Post a Comment

PHÁN XÉT LƯƠNG TRI NHÂN BẢN VÀ TÍNH ĐẠO ĐỨC CỦA NHÂN VẬT KISSINGER

  Ngày 30 tháng 11 năm 2023 Cái chết của Henry Kissinger có nên đưa ra một sự sự phán xét một người được mệnh danh là con cú ăn đêm về trò c...