Sunday 16 August 2020

TẬP TRUNG ĐỐI PHÓ VỚI TẦU CỘNG - MỸ KÝ THỎA THUẬN HÒA BÌNH VỚI TALIBAN - ĐỂ RÚT QUÂN KHỎI AFGHANISTAN

 Cong Hinh Pham's photo.

TẬP TRUNG ĐỐI PHÓ VỚI TẦU CỘNG - MỸ KÝ THỎA THUẬN HÒA BÌNH VỚI TALIBAN - ĐỂ RÚT QUÂN KHỎI AFGHANISTAN
PHEN NÀY TẦU CỘNG - CẦN PHẢI "DOPPING" CHẠY ĐUA VỚI MỸ SÚT QUẦN NHA.
Theo hãng tin AP ngày 01-03-2020. Hoa Kỳ đã ký kết thỏa thuận hòa bình với lực lượng Taliban, đặt nền tảng cho việc rút quân khỏi Afghanistan là một bước tiến tới mục tiêu rộng hơn là chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến tranh có thể xảy ra với Trung cộng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nhận định
Ông Esper muốn quân đội Mỹ phải đi trước so với hai đối thủ Nga và Trung cộng trên chiến trường tương lai, kể cả chiến tranh trên không gian vũ trụ và vũ khí thế hệ mới như hỏa tiễn siêu thanh và vũ khí hạt nhân tiên tiến.
Ông đặc biệt coi Trung cộng là mối đe dọa đang gia tăng đối với vai trò thống trị của Hoa Kỳ trên thế giới.

'Toàn cảnh vòng đàm phán giữa phái đoàn Mỹ và phái đoàn Taliban tại Doha, Qatar, ngày 26/2 - Ảnh: AFP'


Để chuẩn bị ứng phó tốt hơn với thách thức của Trung cộng, ông Esper muốn quận đội Mỹ giảm bớt công việc ở Afghanistan, Iraq và nhiều nơi khác. Thỏa thuận vừa ký kết với Taliban nằm trong kế hoạch đó. Nhưng không có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ điều chuyển quân đội từ những nơi khác đến vùng Ấn Độ-Thái bình dương - Đó chỉ là giảm bớt sự can dự của Mỹ tại những địa bàn ưu tiên thấp, đưa binh lính Mỹ về nhà để huấn luyện, đào tạo những kỹ năng cần thiết cho chiến tranh tương lai.
Các tổng thống tiền nhiệm của ông Donald Trump cũng đã toan tính như vậy, nhưng rồi bị cuốn vào những cuộc xung đột ở Trung Đông, Afghanistan và châu Phi. Chỉ tính riêng năm ngoái 2019 đã có thêm 20.000 binh sĩ Mỹ được đưa tới Trung Đông để đề phòng Iran.
Tổng thống Trump quyết tâm kết thúc các cuộc chiến tranh của Mỹ chống các thế lực cực đoan, những lực lượng nổi loạn như Taliban, và ông Esper có điều kiện để đưa về nhà một lượng lớn binh sĩ Mỹ để chuẩn bị cho chiến tranh “trình độ cao” (high-end warfare).
Kabul, ông Esper tập trung nói tới triển vọng rút hết quân đội Mỹ khỏi Afghanistan nhưng vẫn nhấn mạnh, Hoa Kỳ “sẽ không ngại” tấn công tiêu diệt các nguy cơ khủng bố ở nước này nếu như Taliban không giữ đúng cam kết ngăn chặn các nhóm khủng bố sử dụng lãnh thổ Afghanistan để tổ chức tấn công Hoa Kỳ và các đồng minh.
Rút hết quân đội Mỹ khỏi Afghanistan “là mục đích tối hậu của chúng tôi”, nhưng sẽ cần “nhiều tháng”, ông Esper nói.
Bộ Quốc phòng Mỹ không đưa ra thời khóa biểu về việc rút quân khỏi Afghanistan nhưng theo thỏa thuận với Taliban ký kết hôm qua 29-02 ở Doha, Qatar, trong vòng 180 ngày số quân Mỹ tại Afghanistan sẽ giảm từ 13.000 người hiện nay xuống còn 8.600 người – bằng đúng số quân Mỹ tại Afghanistan lúc TT Trump nhậm chức tổng thống ba năm về trước.
Nếu mọi việc diễn ra theo kế hoạch và binh lính Mỹ rút hết khỏi Afghanistan, Mỹ vẫn duy trì lực lượng chống khủng bố “bên kia đường chân trời” (over-the-horizon): Các đơn vị đặc biệt tinh nhuệ của Mỹ vẫn đóng căn cứ ở các nước lân cận như Uzbekistan, từ đó phát động tấn công tiêu diệt các nhóm khủng bố Al-Qaeda hoặc nhà nước Hồi giáo tự xưng IS bên trong Afghanistan.

'Tindal air base australia
F-35 countinuos take off and landing.'
Ngay từ năm ngoái, Bộ trưởng Esper đã bày tỏ ông muốn rút quân khỏi Afghanistan ngay cả khi không ký được thỏa thuận với Taliban. Phát biểu tại Diễn đàn quốc phòng Ronald Reagan tháng 12 năm ngoái, ông Esper nói: “Tôi sẽ làm việc đó vì tất cả những gì tôi muốn là tái bố trí lực lượng” tới vùng Á châu-Thái bình dương. Ông cho biết thêm rằng ông cũng muốn rút quân khỏi Trung Đông, châu Phi và châu Âu. “Tôi có thể giải tỏa lưc lượng quân sư Mỹ ở tất cả những nơi này, đưa họ về nhà, cho họ nghỉ ngơi, tái huấn luyện rồi tái bố trị họ. Tới châu Á-Thái bình dương, để giữ thế cân bằng với Trung cộng, và trấn an các đồng minh, cũng như tiến hành tập trận và huấn luyện,” ông Esper nói.
Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, cựu tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Afghanistan thì thận trọng hơn. “Toàn bộ mọi việc tùy thuộc vào điều kiện thực tế, tùy thuộc vào hành vi của Taliban,” ông Milley nói trước một ủy ban của Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư – hàm ý rằng lần này Mỹ sẽ rất linh hoạt về chiến thuật nhưng kiên quyết trong chiến lược xoay trục để sẵn sàng ứng phó với Trung Quốc như ý tưởng của Bộ trưởng Esper.

'Căn cứ không quân Tindal của úc có một đường băng dài 3050 mét các phản lục cơ lớn nhất có thề cất hạ cánh - Như sẽ xây dưng thêm một dđường băng song song lên xuống liên tục luân phiên - Sức tác chiến sẽ rất là kinh khủng.'

Căn cứ không quân tại Úc

Trong khi đó cùng phối hợp trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương bộ quốc phòng Úc cũng chi ra 1.1 tỷ để mở rộng trung tu nâng cấp lại căn cứ không quân TINDAL giúp thúc đẩy sự hợp tác với Mỹ sâu rộng hơn trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương - Gồm nối dài mở rộng đường băng - các hạ tầng kỹ thuật để có thể lên xuống cùng lúc nhiều phi cơ cỡ lớn như pháo đài bay B-52 - KC-30 hay Galaxy và các phi cơ tiếp nhiên liệu trên không - cũng như nâng cấp các kho chưa nhiên liệu để cung ứng cho nhu cầu…. - Ngoài ra một ngân sách 8 tỷ để xây dựng 100 khu doanh trại trong vòng từ 5 - 10 năm. tại can8n cứ cũng đang tiến hành. Chuẩn bị rồi nha mày lôi thôi sẻ đập dập đầu

TRUNG CỘNG SẼ PHẢI BỚT HUNG HĂNG VÌ NHƯ ESPER ĐÃ NÓI MẤY THÁNG TRƯỚC ĐÂY - MỸ ĐÃ SẴN SÀNG KHÔNG NGẠI CAN THIỆP VÀO CÁC HÀNH ĐỘNG CỦA BẤT CỨ NƯỚC NÀO LÀM THIỆT HẠI ĐẾN QUYỀN LỢI TÀI SẢN VÀ AN NGUY CỦA CÔNG DÂN MỸ VÀ ĐỒNG MINH

Cong Hinh Pham

4/3/2020

No comments:

Post a Comment

PHÁN XÉT LƯƠNG TRI NHÂN BẢN VÀ TÍNH ĐẠO ĐỨC CỦA NHÂN VẬT KISSINGER

  Ngày 30 tháng 11 năm 2023 Cái chết của Henry Kissinger có nên đưa ra một sự sự phán xét một người được mệnh danh là con cú ăn đêm về trò c...